Hơn 3.100 hệ thống thông tin chưa triển khai đầy đủ phương án đảm bảo an toàn

0
0

 - Tính đến tháng 6/2024, trong số hơn 7.200 hệ thống thông tin của các cơ quan, tổ chức nhà nước, vẫn còn trên 3.100 hệ thống chưa triển khai đầy đủ phương án bảo đảm an toàn theo hồ sơ đề xuất cấp độ đã được duyệt...

Bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ đã được xác định là một biện pháp trọng tâm, cốt lõi để bảo vệ hệ thống thông tin, nhất là các hệ thống thông tin trong cơ quan nhà nước. Đây cũng là tinh thần cốt lõi của Luật An toàn thông tin mạng và hành lang pháp lý về an toàn thông tin mạng.

Tuy nhiên, theo số liệu thống kê mới nhất của Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT), tính đến tháng 6/2024, cả nước có trên 7.200 hệ thống thông tin trong các cơ quan, tổ chức nhà nước, với hơn 1.500 hệ thống của các bộ, ngành và gần 5.700 hệ thống của các địa phương.

Kết quả cập nhật danh sách các hệ thống thông tin của các cơ quan, tổ chức nhà nước trên toàn quốc cũng cho thấy, trong hơn 7.200 hệ thống, có 3.309 hệ thống cấp độ 1, chiếm gần 46%; 2.914 hệ thống cấp độ 2, chiếm hơn 40%; 955 hệ thống cấp độ 3, chiếm trên 13%; 23 hệ thống cấp độ 4, chiếm 0,3% và 5 hệ thống cấp độ 5, chiếm 0,1%.

 

Theo Cục An toàn thông tin, đến giữa năm nay, có hơn 5.500 hệ thống thông tin đã được phê duyệt hồ sơ đề xuất cấp độ đảm bảo an toàn, tương đương 76,5%, tăng 11,5% so với năm 2023. Trong đó, số lượng hệ thống thông tin đã được triển khai đầy đủ phương án bảo đảm an toàn theo hồ sơ đề xuất cấp độ được duyệt là 4.068 hệ thống, tương đương 56,5% , tăng khoảng 26,5% so với năm ngoái.

Như vậy, trên toàn quốc hiện vẫn còn gần 1.700 hệ thống thông tin chưa được phê duyệt hồ sơ đề xuất cấp độ đảm bảo an toàn, tương ứng 23,4%; số hệ thống thông tin của các cơ quan, tổ chức nhà nước còn chưa triển khai đầy đủ phương án bảo đảm an toàn theo hồ sơ đề xuất cấp độ được duyệt là 3.138, tương đương 43,5%.

Theo Bộ TT&TT, với tình hình triển khai như trên, thời gian sắp tới, các cơ quan, tổ chức sẽ phải rất nỗ lực, sát sao thực hiện thì mới có thể hoàn thành thời hạn Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo với các nhiệm vụ phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin, triển khai đầy đủ phương án bảo đảm an toàn cho các hệ thống theo hồ sơ được phê duyệt. Sở dĩ như vậy là vì các cơ quan, tổ chức sẽ phải thực hiện mua sắm, thuê dịch vụ bổ sung.

Được biết, trong năm 2024, Cục An toàn thông tin dự kiến tiếp tục tập huấn cho đội ngũ nhân sự phụ trách đảm bảo an toàn thông tin của các đơn vị vận hành hệ thống thông tin, sau khi đã triển khai đào tạo cho hơn 1.200 cán bộ trên cả nước trong năm ngoái.

PV


Ý kiến bạn đọc


Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 26/7, ông Nguyễn Trọng Trường, đại diện gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư tại Lễ Truy điệu.

Bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư

(VnMedia) - VnMedia xin đăng tải toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ngô Thị Mận.

Những giọt nước mắt rơi khi xem Lễ truy điệu Tổng Bí thư tại Hội trường Thống Nhất

Trưa 26/7, tại Hội trường Thống Nhất, nhiều người dân sau khi đến viếng tại Hội trường Thống Nhất đã ở lại và xem trực tiếp Lễ truy điệu qua màn hình ti vi. Nhiều người dân đã không cầm được nước mắt trước những thông tin về Tổng Bí thư được cầu truyền hình trực tiếp từ Hà Nội.

Hình ảnh ngày thứ 2 Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

 Sáng 26/7, Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bắt đầu từ 7 giờ đến 13 giờ tại Nhà tang lễ quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội; Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà Đông Anh.

Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà Đông Anh, Hà Nội

(VnMedia) - Ngày 25/7, tại Nhà Văn hóa thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội; Huyện ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam, các ban, ngành, đoàn thể huyện Đông Anh tổ chức trọng thể Lễ viếng theo nghi thức Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.