Việt Nam đang đi đúng hướng trong việc triển khai IPv6

0
0

 - Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến triển khai Kế hoạch chuyển đổi IPv6 Việt Nam, IPv6 for Gov 2024 và định hướng đến năm 2025, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng khẳng định, chuyển đổi IPv6 là cần thiết, không thể chậm trễ, cần sự tham gia đồng lòng của tất cả các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp…

Cũng theo Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng, chuyển đổi IPv6 là theo yêu cầu về công nghệ, theo xu thế chung của toàn cầu, là cơ hội phát triển cho mạng Internet Việt Nam, hướng tới phát triển Internet thông minh, Internet công nghiệp; mục tiêu cuối cùng là chuyển đổi sang IPv6-only.

Việt Nam hiện đang đi đúng hướng trong việc triển khai IPv6. Giai đoạn từ năm 2021 đến nay, Việt Nam luôn giữ nhịp tăng trưởng, thuộc nhóm các quốc gia tiêu biểu toàn cầu, luôn đứng trong top 10 thế giới. Tỷ lệ sử dụng IPv6 Việt Nam hiện nay đạt hơn 60%, đứng thứ 2 khu vực ASEAN, thứ 8 toàn cầu. IPv6 được cung cấp, sử dụng rộng rãi qua hạ tầng Internet băng rộng.

 

Hoạt động chuyển đổi IPv6 trong khối cơ quan nhà nước (CQNN) theo đánh giá của Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng, đã thay đổi rất tích cực từ khi Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt, triển khai Chương trình IPv6 For Gov với nhiều hoạt động, phối hợp tích cực giữa Bộ TT&TT với các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp. Qua đó cho thấy vai trò quan trọng của các đơn vị chuyên trách CNTT, chuyển đổi số của các Bộ, ngành cùng các Sở TT&TT.

Các kết quả nêu trên cho thấy cách làm, nội dung, tiến độ công tác thúc đẩy triển khai IPv6 Việt Nam và Chương trình IPv6 For Gov đã được triển khai hiệu quả. Trong giai đoạn 2024-2025, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng chỉ đạo cần dồn lực về đích, đảm bảo mục tiêu IPv6, IPv6 For Gov giai đoạn 2021-2025, định hướng xây dựng chương trình cho giai đoạn 2026 - 2030.

Được biết, ngày 25/3/2024, Bộ TT&TT đã ban hành Quyết định số 377/QĐ-BTTTT phê duyệt “Kế hoạch chuyển đổi IPv6 Việt Nam, IPv6 For Gov năm 2024”, giao VNNIC chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ; các đơn vị chuyên trách CNTT của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, các Sở TTTT và Tập đoàn VNPT, Tập đoàn Viettel, FPT Telecom, MobiFone, CMC Telecom cũng như các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet, doanh nghiệp công nghệ thông tin, báo điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội triển khai hiệu quả mục tiêu năm 2024 và chuẩn bị cho năm 2025.

Mục tiêu đặt ra trong năm 2024 đó là tỷ lệ chuyển đổi IPv6 đạt tối thiểu 65% và hoàn thành cơ bản Chương trình IPv6 For Gov (2021-2025). Do đó, cần đẩy nhanh kế hoạch của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và triển khai mở rộng cung cấp dịch vụ với IPv6.

 

Theo báo cáo kết quả chuyển đổi IPv6, IPV6 For Gov và kế hoạch năm 2024 của Trung tâm Internet Việt Nam, tính đến tháng 3/2024, tỷ lệ người dùng IPv6 đạt 45% người dùng (user) truy cập Internet toàn cầu qua IPv6. Các quốc gia tăng cường thúc đẩy chuyển đổi IPv6 và đạt kết quả cao: Ấn Độ, Pháp, Malaysia, Bỉ, Đức..., trong đó Việt Nam đứng ở top 8.

Về hạ tầng, Việt Nam đã có 04 doanh nghiệp lớn triển khai mạng lõi, dịch vụ khách hàng đó là VNPT, Viettel, FPT và MobiFone. Hiện, lượng người dùng Internet băng rộng có 70% FTTH - IPv6; 76% Mobile - IPv6; trong đó, 76.5 triệu (72%) thuê bao FTTH, Mobile có IPv6.

Mục tiêu năm 2025 và định hướng tới năm 2030 của Việt Nam trong việc triển khai IPv6 đó là 80% - 100% người dùng truy cập Internet băng rộng qua IPv6; Chuyển đổi hoàn toàn mạng Internet Việt Nam sang ứng dụng địa chỉ giao thức Internet thế hệ mới IPv6; 100% người sử dụng truy cập Internet băng rộng qua IPv6; Sẵn sàng chuyển đổi sử dụng thuần IPv6 (IPv6 only), ứng dụng hiệu quả IPv6 cho 5G, IoT.

Một số quốc gia tiêu biểu triển khai IPv6 For Gov:

(1) Trung Quốc:

Mục tiêu 2025: 800m IPv6 users, 400m IoT-IPv6; 100% website CQNN, Website nội dung/ App trong nước hoạt động với IPv6. Hiện tại: 90% Website CQ Chính phủ hoạt động tốt với IPv6; Top 100 Website media đã có IPv6.

Xây dựng thành phố mới (2017) với IPv6-only

(2) Hoa Kỳ: Ban hành chương trình riêng cho khối Chính phủ. Mục tiêu: 80% cơ quan Chính phủ triển khai IPv6-only vào năm 2025. Hiện tại: 66% Website, 88% DNS, 29% Mail sử dụng IPv6.

(3) Ân Độ: Tất cả Website cơ quan chính phủ đã chạy IPv6. Mục tiêu thúc đẩy IPv6 cho 5G, IoT, IPv6-only.

(4) Malaysia: Yêu cầu triển khai IPv6 ở doanh nghiệp ISP, đảm bảo thiết bị CPE hỗ trợ IPv6. Yêu cầu triển khai IPv6 cho khối chính phủ: Hiện 50% toàn bộ Website dưới .gov.my đã hoạt động IPv6.

(5) Pháp: Yêu cầu tương thích IPv6 với các doanh nghiệp có giấy phép 5G băng tần 3.4~3.8GHz.

(6) EU: Ban hành Chiến lược an ninh mạng 2020, trong đó khẳng định tiêu chuẩn Internet gắn với IPv6 và các tiêu chuẩn về an toàn Internet (cho DNS, Routing, Mail).

Phạm Lê


Ý kiến bạn đọc


Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 26/7, ông Nguyễn Trọng Trường, đại diện gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư tại Lễ Truy điệu.

Bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư

(VnMedia) - VnMedia xin đăng tải toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ngô Thị Mận.

Nhớ về một người Cộng sản chân chính

(VnMedia)- Mỗi khi nghĩ về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là trong tôi hiện lên hình ảnh một người Cộng sản chân chính. Và, lúc này, tôi lại nhớ đến câu chuyện mẹ tôi vẫn kể trong những năm tháng bà còn sống về cha tôi - một người Cộng sản...

Cảnh báo chiêu trò lừa đảo tuyển người mẫu, cầu thủ nhí trên không gian mạng

(VnMedia) - Bộ Công an vừa phát đi cảnh báo về chiêu trò lừa đảo tuyển mẫu nhí, cầu thủ nhí, người đại diện thương hiệu nhằm chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng.

Giá vàng đảo chiều tăng mạnh

(VnMedia) - Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (24/7), giá vàng giao ngay tại thị trường New York đã đảo chiều tăng mạnh hơn 13 USD/ounce. Trong nước, chiều qua, giá vàng miếng SJC vẫn duy trì ở mốc gần 80 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra.