Đấu giá khối băng tần B1 (2500 MHz - 2600 MHz): Kỷ nguyên mới cho 5G Việt Nam

0
0

- Chiều 08/3/2024, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã tổ chức cuộc đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện (VTĐ) đối với khối băng tần B1 (2500MHz - 2600MHz). Có 03 doanh nghiệp (DN) đăng ký và tham gia đấu giá.

Dự cuộc đấu giá, có các Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng, Phạm Đức Long và đại diện một số đơn vị liên quan thuộc Bộ, như: Cục Tần số VTĐ, Vụ Kế hoạch Tài chính, Vụ pháp chế, Thanh tra Bộ…. Cùng dự còn có đại diện của Bộ Tư pháp.

Phát biểu tại cuộc đấu giá, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng nhấn mạnh: “Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với ngành viễn thông, được kỳ vọng mở ra kỷ nguyên mới cho thông tin di động (TTDĐ), kỷ nguyên của 5G, là cơ sở để phát triển hạ tầng số phục vụ công cuộc chuyển đổi số (CĐS) quốc gia”.

Năm 2024, định hướng của Bộ TT&TT là năm phổ cập hạ tầng số. Hạ tầng số Việt Nam phải dung lượng siêu lớn, băng thông siêu rộng, phổ cập, bền vững, xanh, thông minh, mở và an toàn. Hạ tầng này phải được ưu tiên đầu tư, hiện đại hóa và đi trước một bước để thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, xã hội số. Do vậy, năm 2024 là thời điểm chín muồi để cấp phép băng tần thương mại hóa 5G nhằm triển khai các mục tiêu trên.

Thời gian qua, Bộ TT&TT đã nỗ lực, phối hợp các Bộ, ngành đề xuất các cấp có thẩm quyền hoàn thiện thể chế về đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện như Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số Vô tuyến điện, Nghị định số 63/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Tần số Vô tuyến điện.

Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng; Thứ trưởng Phạm Đức Long; đại diện Bộ Tư pháp và Công ty Đấu giá Hợp danh Số 5 Quốc gia trong buổi đấu giá quyền sử dụng tần số.
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng; Thứ trưởng Phạm Đức Long; đại diện Bộ Tư pháp và Công ty Đấu giá Hợp danh Số 5 Quốc gia trong buổi đấu giá quyền sử dụng tần số. Ảnh: mic.gov.vn

“Phiên đấu giá hôm nay đánh một dấu mốc lịch sử, khi đây là lần đầu tiên chúng ta thực hiện theo các quy định mới” - Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng phát biểu.

Sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mọi mặt không chỉ thể hiện sự cam kết của Bộ TT&TT trong việc thúc đẩy phát triển ngành viễn thông mà còn là nền tảng vững chắc để các doanh nghiệp tham gia đấu giá, phát triển thương mại hóa 5G, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước.

Để chuẩn bị cấp phép băng tần, thời gian vừa qua, Bộ TT&TT đã nỗ lực, phối hợp các Bộ, ngành đề xuất các cấp có thẩm quyền hoàn thiện thể chế về đấu giá quyền sử dụng tần số VTĐ như Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số VTĐ, Nghị định số 63/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Tần số VTĐ.

Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng khẳng định: “Cuộc đấu giá hôm nay đánh một dấu mốc lịch sử, khi đây là lần đầu tiên chúng ta thực hiện theo các quy định mới. Sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mọi mặt không chỉ thể hiện sự cam kết của Bộ TT&TT trong việc thúc đẩy phát triển ngành viễn thông mà còn là nền tảng vững chắc để các DN tham gia đấu giá, phát triển thương mại hóa 5G, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước”.

Phiên đấu giá bắt đầu lúc 14h15 phút. Bà Lê Việt Nga, đấu giá viên Công ty đấu giá hợp danh số 5 Quốc gia điều hành cuộc đấu giá băng tần B1 2500 - 2600 MHz, phổ biến các quy định và giải đáp, hướng dẫn thực hiện việc đấu giá.

Sau 24 vòng đấu, DN có mã số 001 được xác định là trúng đấu giá quyền sử dụng tần số VTĐ đối với khối băng tần B1 (2500 MHz - 2600 MHz). Bộ TT&TT đang tiếp tục hoàn thiện các thủ tục pháp lý để công bố chính thức kết quả đấu giá.

Được biết, trước đó, ngày 17/01/2024, Bộ trưởng Bộ TT&TT đã phê duyệt Quyết định số 47/QĐ-BTTTT về Phương án tổ chức đấu giá quyền sử dụng tần số VTĐ đối với băng tần 2500 - 2600 MHz và băng tần 3700 - 3900 MHz cho hệ thống thông tin di động (TTDĐ) mặt đất theo tiêu chuẩn IMT.

Khối băng tần B1 (2500 - 2600 MHz) được quy hoạch để triển khai các hệ thống TTDĐ theo tiêu chuẩn IMT-Advandced và các phiên bản tiếp theo, sử dụng phương thức song công phân chia theo thời gian (TDD) theo Thông tư số 18/2020/TT-BTTTT ngày 20/8/2020 của Bộ trưởng Bộ TT&TT về Quy hoạch băng tần 2300 - 2400 MHz và băng tần 2500 - 2690 MHz cho hệ thống TTDĐ IMT của Việt Nam.

Giá khởi điểm của vòng đấu giá số 01 đối với khối băng tần B1 (2500 - 2600 MHz) theo Quyết định là: 3.983.257.500.000 đồng (Số tiền bằng chữ: Ba nghìn chín trăm tám mươi ba tỷ, hai trăm năm mươi bảy triệu, năm trăm nghìn đồng).

(tổng hợp)


Ý kiến bạn đọc


Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 26/7, ông Nguyễn Trọng Trường, đại diện gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư tại Lễ Truy điệu.

Bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư

(VnMedia) - VnMedia xin đăng tải toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ngô Thị Mận.

Nhớ về một người Cộng sản chân chính

(VnMedia)- Mỗi khi nghĩ về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là trong tôi hiện lên hình ảnh một người Cộng sản chân chính. Và, lúc này, tôi lại nhớ đến câu chuyện mẹ tôi vẫn kể trong những năm tháng bà còn sống về cha tôi - một người Cộng sản...

Cảnh báo chiêu trò lừa đảo tuyển người mẫu, cầu thủ nhí trên không gian mạng

(VnMedia) - Bộ Công an vừa phát đi cảnh báo về chiêu trò lừa đảo tuyển mẫu nhí, cầu thủ nhí, người đại diện thương hiệu nhằm chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng.

Giá vàng đảo chiều tăng mạnh

(VnMedia) - Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (24/7), giá vàng giao ngay tại thị trường New York đã đảo chiều tăng mạnh hơn 13 USD/ounce. Trong nước, chiều qua, giá vàng miếng SJC vẫn duy trì ở mốc gần 80 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra.