- Chiếc máy Canon khiến các nhà lập pháp Hoa Kỳ lo lắng sẽ bắt đầu xuất xưởng trong năm nay hoặc năm sau.
Tháng 10 năm ngoái, giới chuyên môn đã đề cập về công nghệ in thạch bản nano (NIL) của Canon giúp đóng dấu thiết kế mạch lên một tấm bán dẫn silicon thay vì khắc nó như các máy cực tím (EUV) của công ty ASML của Hà Lan vẫn làm.
Tờ Financial Times cho biết, Canon đã nghiên cứu công nghệ này được 15 năm và vì hãng không sử dụng tia laser để tạo hoa văn trên tấm đĩa bán dẫn nên quy trình này sử dụng ít năng lượng hơn tới 90% so với quy trình truyền thống như Máy EUV vẫn làm.
Công nghệ NIL có thể được sử dụng để chế tạo chip sử dụng nút quy trình 5nm và tiến tới có thể được sử dụng để giúp sản xuất chip 2nm. Máy in thạch bản rất quan trọng vì có khả năng sản xuất chip với hàng tỷ bóng bán dẫn bên trong. Như chipset A17 Pro 3nm bên trong iPhone 15 Pro và iPhone 15 Pro Max mang 19 tỷ bóng bán dẫn. Các mẫu mạch được khắc trên tấm bán dẫn phải cực kỳ mỏng.
Đây là lý do tại sao các nhà lập pháp Hoa Kỳ có thể phải lưu tâm đến máy NIL của Canon. Hiện tại, ASML là công ty duy nhất trên thế giới sản xuất máy EUV, nhưng không được phép vận chuyển các máy này sang Trung Quốc. ASML có thể cung cấp một số máy tia cực tím sâu (DUV) cho khách hàng tại Trung Quóc. Tuy nhiên, nếu không có khả năng có được máy EUV, xưởng đúc lớn nhất Trung Quốc là SMIC sẽ không thể chế tạo chip vượt qua nút 7nm mà công ty này đã sử dụng để sản xuất chip 5G Kiri9000 dùng để cung cấp năng lượng cho dòng Huawei Mate 60.
Điều này quan trọng vì khi số lượng nút xử lý giảm xuống, các bóng bán dẫn được sử dụng trên các chip này trở nên nhỏ hơn cho phép nhiều bóng bán dẫn được cắm bên trong chip hơn. Và số lượng bóng bán dẫn bên trong chip càng lớn thì chip đó càng mạnh và tiết kiệm năng lượng hơn.
Nhưng nếu Canon không bị cấm vận chuyển máy NIL cho SMIC, thì đương nhiên xưởng đúc của Trung Quốc này có thể sản xuất chip 5nm, như vậy là tiệm cận đến chip 3nm mà TSMC và Samsung Foundry đang triển khai dây chuyền lắp ráp của họ trong năm nay. Nút quy trình 3nm của TSMC đã được sử dụng để sản xuất bộ xử lý ứng dụng (AP) A17 Pro chạy trên dòng iPhone 15 Pro.
Tuy nhiên, những lo ngại của giới lập pháp Hoa Kỳ có thể là vô ích, vì quy trình chế tạo chỉ dựa vào công nghệ NIL có khả thi hay không thì vẫn chưa ai dám khẳng định. Và NIL không tương thích với DUV hoặc EUV, nên việc sử dụng máy NIL có thể không hoạt động với dòng điện mà các xưởng đúc sử dụng để sản xuất chip.
Phát biểu với tờ The Financial Times, Richard Windsor - người đứng đầu công ty nghiên cứu Radio Free Mobile cho biết: "Nếu công nghệ in nano là một công nghệ vượt trội, tôi nghĩ nó đã được đưa vào hoạt động ngay bây giờ và có mặt trên thị trường với số lượng lớn công ty triển khai." Mặc dù nhận định này có thể đúng, nhưng không có gì có thể ngăn cản SMIC thử nghiệm và đưa vào vận hành máy NIL để sản xuất chip Kirk 5nm cho Huawei. Suy cho cùng, Hiroaki Takeishi - Giám đốc Điều hành sản phẩm Quang học của Canon chia sẻ với Financial Times rằng, công nghệ NIL sẽ cho phép tạo ra những con chip tiên tiến, đơn giản, chi phí thấp. Điều đó nghe có vẻ giống hệt những gì SMIC đang nghĩ đến.
Các quy định xuất khẩu hiện tại của Hoa Kỳ ngăn cản các xưởng sản xuất sử dụng công nghệ Mỹ vận chuyển chip tiên tiến cho Huawei mà không xin giấy phép và Takeishi nói rằng ông rất mong muốn Canon bắt đầu vận chuyển các máy NIL của mình vào năm 2024 và 2025.
Hoàng Thanh