Xu hướng bán hàng đa kênh năm 2024: Lạc quan nhưng đầy thận trọng

0
0

 - Lạc quan về tình hình kinh doanh là một trong những động lực lớn giúp cho nhà bán hàng vượt qua những thời điểm khó khăn, thực tế đã chứng minh qua thời kỳ giãn cách xã hội. Trong số các nhà bán hàng tham gia khảo sát của Sapo, 75% nhà bán hàng đặt kỳ vọng thị trường năm 2024 sẽ có sự phục hồi và tăng trưởng.

Trong ngành Bán lẻ, dự định phổ biến nhất của nhà bán hàng là mở rộng kênh bán (29,37%) lên các kênh mạng xã hội như Facebook, Zalo (27,07%); tiếp sau đó là các sàn TMĐT (21,96%) và TikTok Shop (20,66%). Trong ngành FnB: Các chủ nhà hàng, quán cafe lại phần lớn lựa chọn việc Đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh (40,9%). Kênh bán hàng được lựa chọn mở rộng nhiều nhất là kênh Mạng xã hội (33,3%). Với 3 app đặt món phổ biến hiện nay, các đáp viên lựa chọn mở rộng kinh doanh lần lượt là Shopee Food (23,6%), GrabFood (12,4%) và Go Food (6,7%). 

Khái quát lại, trong bối cảnh chính trị thế giới biến động khó lường, tình hình kinh tế trong nước có nhiều yếu tố không thuận lợi, ngành Bán lẻ đang chịu những tác động nặng nề. Nhưng với sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp và nhà bán hàng trên cả nước, cùng với sự phát triển không ngừng của công nghệ hỗ trợ trong lĩnh vực quản lý, thanh toán, vận chuyển, ngành Bán lẻ và FnB ghi nhận những dấu hiệu tích cực từ Quý IV/2023; nhiều nhà bán hàng thể hiện niềm tin tích cực vào tình hình kinh doanh năm 2024.

Ghi nhận ý kiến từ các nhà bán hàng, Sapo đưa ra dự đoán ba xu hướng sẽ dẫn đầu ngành Bán lẻ trong năm 2024.

 

Thứ nhất, mở rộng kênh bán, đưa sản phẩm lên nhiều nền tảng kinh doanh khác nhau, tận dụng sức mạnh của các kênh bán hàng trực tuyến. Trong những năm gần đây, bán hàng đa kênh đang thể hiện ưu thế về hiệu quả doanh thu và chi phí tiếp thị; Theo xu hướng chung,  nhà bán hàng sẽ đẩy mạnh mở rộng kênh bán để giảm bớt áp lực chi phí trên một kênh.

Theo Tổng cục Thống kê, Chính phủ sẽ đẩy nguồn lực để thực hiện có hiệu quả các Chương trình xúc tiến thương mại, thúc đẩy phân phối hàng hóa qua nền tảng số, thương mại điện tử để mở rộng tiêu dùng nội địa; vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, đẩy mạnh triển khai các hoạt động kích cầu tiêu dùng nội địa tại các địa phương có các sản phẩm lợi thế. Kết hợp chặt chẽ giữa thương mại truyền thống với hiện đại nhằm khai thác hiệu quả thị trường hơn 100 triệu dân trong nước. Đây là nguồn động lực to lớn để ngành Bán lẻ khởi sắc trong năm 2024, từ việc tận dụng sức mua ngày càng tăng trưởng từ thị trường trong nước.

Thứ hai, Shoppertainment & Edutainment là xu hướng không thể bỏ qua trong ngành bán lẻ. Mua sắm tích hợp với trải nghiệm giải trí, sáng tạo nội dung số mang tính chất giáo dục sẽ đi kèm với tiếp thị sản phẩm. Người tiêu dùng ngày càng có nhu cầu coi việc mua sắm là hoạt động giải trí, các nhà bán hàng không chỉ thuyết phục được khách hàng xuống tiền nhờ công năng sản phẩm, mà còn dựa vào các hình thức tiếp thị sáng tạo, hấp dẫn, thu hút. Mặt khác, nội dung tiếp thị sản phẩm ngày càng cần gia tăng hàm lượng chất xám, mang tính chất giáo dục và cung cấp thông tin hữu ích cho người tiêu dùng.

Thứ ba, hình thức thanh toán qua mã QR sẽ ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong số các hình thức thanh toán không tiền mặt. Các doanh nghiệp công nghệ như Sapo sẽ phối hợp chặt chẽ với mảng Bán lẻ của các Ngân hàng thương mại và Tổ chức tài chính để bắt nhịp xu hướng thanh toán của thị trường, đưa ra các giải pháp hỗ trợ toàn diện cho nhà bán hàng và người mua hàng.

Năm 2024, dự báo các rủi ro tiềm ẩn từ môi trường kinh tế thế giới vẫn còn hiện hữu và tiếp tục tác động tiêu cực lên triển vọng phục hồi tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Bán lẻ và FnB thuộc số ít các ngành có thể duy trì đà tăng trưởng bởi các chính sách thương mại và thúc đẩy tiêu dùng nội địa của Chính phủ. Những yếu tố thuận lợi của ngành Bán lẻ và FnB rất cần sự chủ động phát huy từ các nhà bán hàng để thu được hiệu quả doanh thu cao nhất.

Được biết, Sapo.vn là nền tảng quản lý và bán hàng đa kênh được sử dụng nhiều nhất Việt Nam với +190.000 khách hàng. Nắm bắt được sự thay đổi không ngừng của các xu hướng công nghệ và nhu cầu ngày càng phát triển của nhà bán hàng, Sapo giúp các doanh nghiệp, cửa hàng thay đổi phương thức kinh doanh để gia tăng doanh thu và năng lực cạnh tranh; tiên phong cung cấp nền tảng công nghệ đột phá, ứng dụng dễ dàng, nhanh chóng với chi phí thấp. Sapo tạo ra hệ sinh thái hỗ trợ tăng trưởng kinh doanh toàn diện từ nguồn vốn, thanh toán, vận chuyển, marketing đến giải pháp thiết kế riêng cho doanh nghiệp lớn.

Tận dụng thế mạnh của từng kênh bán hàng, nhạy bén với thị trường, bắt kịp xu hướng đồng thời ứng dụng công nghệ để tiết kiệm nhân lực và chi phí - đây là những cách thức hỗ trợ nhà bán hàng trong ngành bán lẻ tiếp tục tăng trưởng kinh doanh trong những năm tới.

Phạm Lê


Ý kiến bạn đọc


Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 26/7, ông Nguyễn Trọng Trường, đại diện gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư tại Lễ Truy điệu.

Bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư

(VnMedia) - VnMedia xin đăng tải toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ngô Thị Mận.

Nhớ về một người Cộng sản chân chính

(VnMedia)- Mỗi khi nghĩ về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là trong tôi hiện lên hình ảnh một người Cộng sản chân chính. Và, lúc này, tôi lại nhớ đến câu chuyện mẹ tôi vẫn kể trong những năm tháng bà còn sống về cha tôi - một người Cộng sản...

Cảnh báo chiêu trò lừa đảo tuyển người mẫu, cầu thủ nhí trên không gian mạng

(VnMedia) - Bộ Công an vừa phát đi cảnh báo về chiêu trò lừa đảo tuyển mẫu nhí, cầu thủ nhí, người đại diện thương hiệu nhằm chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng.

Giá vàng đảo chiều tăng mạnh

(VnMedia) - Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (24/7), giá vàng giao ngay tại thị trường New York đã đảo chiều tăng mạnh hơn 13 USD/ounce. Trong nước, chiều qua, giá vàng miếng SJC vẫn duy trì ở mốc gần 80 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra.