- Kể từ sau đại dịch Covid-19, trào lưu “du lịch trả thù” (revenge travel) đã kéo theo sự gia tăng đột biến ở thị trường du lịch quốc tế lẫn nội địa...
Khảo sát của Expedia Group với 16.000 người tại 8 thị trường cho thấy 60% trong số này sẽ không đặt phòng không hoàn tiền chỉ để hưởng giá thấp. Xu hướng này hoàn toàn trái với thời điểm 2020, khi 66% du khách sẵn sàng đặt phòng không hoàn tiền. Đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất để khách du lịch cân nhắc lựa chọn chỗ ở, bên cạnh các vấn đề khác như vệ sinh, chương trình khách hàng thân thiết linh hoạt hay các dịch vụ được cá nhân hóa.
Nắm bắt thời cơ, nhiều doanh nghiệp quản trị khách sạn “phất lên" và trở lại “đường đua" sau đại dịch Covid-19 nhờ tích cực ứng dụng các công nghệ cải tiến mới như VinHMS, giúp quá trình vận hành được mượt mà, tiết giảm nhân công, tối ưu lợi nhuận và tăng cường trải nghiệm khách hàng.
Một trong những lý do chủ quan từ phía các chủ khách sạn và doanh nghiệp du lịch là sự thận trọng, ngần ngại đầu tư vào chuyển đổi số, vì họ vẫn có lợi nhuận và chưa thấy cơ hội phát triển mạnh mẽ từ công nghệ. Một số chuyên gia trong ngành đều cùng chung nhận định rằng Airbnb không “làm khó” ngành khách sạn; thiếu đổi mới và sáng tạo mới là nguyên nhân chính.
Theo ông Hoàng Nguyễn, Tổng giám đốc VinHMS: “Trước Covid-19, các chủ khách sạn không thật sự nghĩ rằng họ cần phải đổi mới vì việc kinh doanh đã quá lâu và họ đang duy trì ổn định. Nhưng sau Covid-19, kì vọng của khách thay đổi khiến các doanh nghiệp vẫn giữ lối vận hành cũ có khả năng gặp rủi ro trong tương lai. Các khách sạn hiểu rằng họ phải cải thiện hệ thống quản trị để thích nghi với môi trường mới".
Trên thực tế, đã có nhiều phần mềm đổi mới ngành quản trị khách sạn, tuy nhiên đa số các phần mềm này chỉ mang tính hỗ trợ, không tích hợp “all in one", do đó khó có kết quả vượt trội. Nếu muốn bứt phá, các doanh nghiệp sẽ cần một tư duy khác với một bộ công cụ khác.
“VinHMS không cố gắng xây dựng một giải pháp phần mềm quản lý khách sạn mới. Chúng tôi muốn cung cấp một nền tảng mở để các khách sạn thực hiện những sáng tạo trong kinh doanh. Điều quan trọng nhất về nền tảng của VinHMS là chúng tôi có thể dễ dàng kết nối và tích hợp với nhiều dịch vụ công nghệ để tối ưu chi phí, tăng doanh thu và nâng cao trải nghiệm của khách hàng ở khách sạn,” ông Hoàng Nguyễn nhấn mạnh.
Bộ giải pháp toàn diện của VinHMS bao gồm CiHMS, CiAMS, CiTMS và CiTravel. Trong đó, sản phẩm chủ lực là giải pháp quản lý khách sạn CiHMS - có thể xử lý mọi hoạt động hàng ngày của khách sạn và chuỗi khách sạn 4 sao và 5 sao.
Sản phẩm của VinHMS được minh chứng là hỗ trợ hiệu quả cho các doanh nghiệp ngành khách sạn sau giai đoạn Covid-19. Trong đó, các giải pháp công nghệ tự động hóa vận hành của VinHMS có thể tăng đáng kể doanh thu theo nhiều cách, như thông qua đặt chỗ trực tiếp hoặc gói bán hàng có thể tùy chỉnh. Bên cạnh đó, chi phí vận hành của các giải pháp từ VinHMS ở mức cạnh tranh hơn so với các nhà cung cấp quốc tế.
Theo dữ liệu từ Statista, thị trường khách sạn khu vực đang phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch Covid-19, kết thúc năm 2023 đã vượt quy mô của thời kỳ đỉnh cao năm 2019. Ước tính giai đoạn 2024-2027, thị trường tiếp tục tăng trưởng đều đặn khoảng 4%/năm để chạm mốc gần 16 tỷ USD trong năm 2028. Điều đáng nói, tỷ trọng doanh số từ kênh trực tuyến đang ngày càng áp đảo, từ mức 67% tính đến cuối năm 2023 dự báo lên 78% trong năm 2028. Điều này mở ra nhiều cơ hội tiềm năng cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường ngành du lịch và quản trị khách sạn như VinHMS.
Để đón đầu làn sóng tăng trưởng ở khu vực, ông Hoàng Nguyễn cho biết VinHMS đã vạch sẵn các chiến lược cụ thể dựa trên hai nguyên tắc chính là Mở và Chuẩn hóa để phát triển sản phẩm tối ưu cho các thị trường Đông Nam Á.
Trong đó, việc tuân thủ các chuẩn mực quốc tế như ISO 27001:2013 hay PCI/DSS chứng minh độ tin cậy của CiHMS và giúp giải pháp của VinHMS có thể thoả mãn những yêu cầu khắt khe nhất khi tích hợp với các chuỗi khách sạn hàng đầu thế giới. Lãnh đạo VinHMS nhấn mạnh đây vẫn là định hướng của doanh nghiệp trong thời gian tới nhằm xây dựng uy tín với các đối tác tầm quốc tế.
Đồng thời, công nghệ Mở giúp CiHMS có thể đáp ứng được nhu cầu bản địa hóa của các thị trường khác nhau, từ việc tích hợp với VNPT để xuất hoá đơn điện tử theo yêu cầu của pháp luật Việt Nam đến việc kết nối với các cổng thanh toán nội địa ở Campuchia (ABA) và Thái Lan (OPN). Qua đó, chủ khách sạn và du khách ở mỗi thị trường sẽ có những trải nghiệm đặc thù theo quy trình và chi phí tối ưu nhất.
Phạm Lê