Đến năm 2025: Hạ tầng viễn thông của Việt Nam sẽ thành hạ tầng số

0
0

- Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, định hướng đến năm 2025, chuyển đổi hạ tầng viễn thông thành hạ tầng số (bao gồm hạ tầng viễn thông băng rộng, hạ tầng Internet vạn vật (IoT), hạ tầng tính toán, hạ tầng dữ liệu, hạ tầng cung cấp công nghệ như dịch vụ và các nền tảng số có tính hạ tầng), hạ tầng quan trọng của Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.

Hạ tầng số với thành phần cốt lõi là hạ tầng viễn thông băng rộng đến từng hộ gia đình, từng cá nhân, hạ tầng điện toán đám mây, nền tảng định danh và xác thực số để mỗi người có một danh tính số trên không gian mạng.

Hạ tầng số phải được đầu tư trước, đi cùng nhịp với các nước trên thế giới về ứng dụng công nghệ mới. Hạ tầng số là hạ tầng thiết yếu của nền kinh tế số do đó phải có dung lượng siêu lớn, băng thông siêu rộng, phổ cập, bền vững, xanh, thông minh, mở và an toàn.

Hạ tầng số phải được ưu tiên đầu tư, hiện đại hoá và đi trước một bước để thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, xã hội số. Tăng cường đầu tư vào hạ tầng số thông qua các giải pháp: Thúc đẩy xây dựng chung hạ tầng, sử dụng chung hạ tầng, khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư vào hạ tầng số mới. 

Mục tiêu được đặt ra đến năm 2025, hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ tới 100% xã, trên 80% hộ gia đình; 100% số thuê bao di động là băng rộng; tỷ lệ người sử dụng Internet đạt trên 80%; 100% dân số trong độ tuổi trưởng thành có điện thoại di động thông minh; tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử đạt trên 50%; tốc độ tăng trưởng doanh thu lĩnh vực viễn thông trung bình là 8% - 10%/năm. 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Thúc đẩy việc nghiên cứu, phát triển các sản phẩm, dịch vụ được cung cấp dựa trên các mạng, công nghệ tương lai như các dịch vụ trên nền tảng 5G, IoT, Big Data, AI… Hướng tới mục tiêu mỗi người dân một điện thoại thông minh, mỗi hộ gia đình 1 đường cáp quang. Triển khai chương trình chuyển đổi máy 2G/3G lên điện thoại thông minh hỗ trợ 4G/5G.

Thiết lập khung quản lý nền tảng số, quản lý dịch vụ số (kể cả các nền tảng xuyên biên giới) theo hướng áp dụng cơ chế quản lý tiền kiểm (ex-ante), quy định rõ các nghĩa vụ như chia sẻ dữ liệu, bảo đảm tính tương thích, v.v. đối với các nền tảng có vị trí thống lĩnh thị trường để thúc đẩy cạnh tranh trên thị trường dịch  vụ số. 

Quy hoạch các băng tần cho thông tin di động 4G và 5G, phù hợp chiến lược phát triển KT-XH và theo kịp xu hướng phát triển thông tin vô tuyến thế giới. Đấu giá, cấp phép băng tần cho thông tin di động; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp viễn thông cạnh tranh bình đẳng, thúc đẩy phát triển thị trường viễn thông. Tiếp tục thực hiện chiến lược đưa người Việt Nam vào nắm giữ các vị trí quan trọng tại các tổ chức quốc tế. 

Mở rộng kết nối Internet trong nước, thông qua các kết nối trực tiếp ngang hàng, kết nối tới trạm trung chuyển Internet (IXP), tới trạm trung chuyển Internet quốc gia VNIX. Mở rộng kết nối Internet khu vực và quốc tế, đưa Việt Nam trở thành một trong những trung tâm kết nối khu vực. Triển khai rộng rãi công cụ thuần Việt đo kiểm tốc độ, chất lượng kết nối Internet Việt Nam (i-Speed), đánh giá chính xác và đảm bảo hạ tầng kết nối bằng chính trải nghiệm của người sử dụng. Toàn bộ mạng Internet Việt Nam ứng dụng địa chỉ giao thức Internet thế hệ mới (IPv6); 100% người dân truy cập Internet băng rộng qua IPv6. Phổ cập việc sử dụng tên miền quốc gia (.vn) cho toàn dân. Dịch vụ trực tuyến của các cơ quan nhà nước, báo điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp, giáo dục, y tế, thương mại điện tử của Việt Nam sử dụng tên miền quốc gia (.vn).

Triển khai chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích giai đoạn 2021 - 2025 đáp ứng mục tiêu phổ cập truy cập dịch vụ băng rộng. Xây dựng Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích giai đoạn tiếp theo.

Hoàn thành việc tăng cường năng lực, an toàn thông tin mạng TSLCD phục vụ phát triển Chính phủ điện tử. Sẵn sàng 100% hạ tầng phục vụ, hoàn thành đáp ứng các tiêu chí an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ cho các mạng phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước. 

Được biết, trong năm 2023 vừa qua, tổng doanh thu dịch vụ viễn thông ước đạt 139,26 nghìn tỷ đồng; nộp NSNN lĩnh vực viễn thông ước đạt 46 nghìn tỷ đồng. Tính đến thời điểm cuối năm 2023, tỷ lệ hộ gia đình sử dụng cáp quang ước đạt 79,4% tăng 4,9% so với cùng kỳ năm 2022 và đạt 94,2% kế hoạch năm 2023; Tỷ lệ người sử dụng Internet ước đạt 78,59%, tăng 4,09% so với năm 2022; Số thuê bao sử dụng smartphone ước đạt 100,1 triệu, tăng 5,7% so với năm 2022.

Tỷ lệ người dùng smartphone/người dùng điện thoại di động ước đạt 84,4%, cao hơn tỷ lệ trung bình quốc tế (trung bình quốc tế: 63% theo nguồn báo cáo của Statista); Số thuê bao băng rộng di động đạt 84,9 triệu thuê bao (tương ứng với tỷ lệ 85,5 thuê bao/100 dân), tăng 1,75% so với cùng kỳ năm ngoái và đạt 95,4% kế hoạch năm 2023.

Tỷ lệ sử dụng thế hệ địa chỉ Internet mới IPv6 trên mạng Internet Việt Nam ước đạt 60%, cao gấp 1,6 lần trung bình toàn cầu và gấp 1,7 lần trung bình khối ASEAN. Việt Nam tăng 1 bậc, vượt qua Mỹ, đứng thứ 9 toàn cầu (trên một số nước lớn khác như Mỹ, Trung Quốc, Nga, Anh, Nhật Bản, Úc, Canada…); thứ 2 ASEAN, thứ 3 châu Á (sau Ấn Độ, Malaysia). Có 82/85 (96%) bộ, ngành, địa phương ban hành kế hoạch chuyển đổi IPv6, Chuyển đổi IPv6 cho Cổng Thông tin điện tử, Dịch vụ công: 75/85 (88%) bộ, ngành, địa phương (vượt chỉ tiêu 2023)…  

Phạm Lê


Ý kiến bạn đọc


Dính "bẫy" của kẻ giả danh công an, người phụ nữ Hà Nội mất 1,5 tỷ đồng

(VnMedia) - Mới đây, Công an quận Long Biên, thành phố Hà Nội đang điều tra, xác minh vụ giả danh cán bộ Công an, lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền 1,5 tỷ đồng.

Giá vàng nhẫn tròn trơn tiếp tục tăng cao

(VnMedia) - Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (3/7), giá vàng giao ngay tại thị trường New York đã đảo chiều giảm nhẹ. Trong nước, chiều qua, giá vàng nhẫn tròn trơn của Bảo Tín Minh Châu tiếp tục tăng và vượt qua mốc trên 76 triệu đồng/lượng.

Đẩy mạnh thanh toán không tiếp xúc tại Tháng khuyến mại tập trung

(VnMedia) - Thanh toán thẻ không tiếp xúc đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế số, mang đến cho người tiêu dùng sự tiện lợi vượt trội, an toàn bảo mật cao và tốc độ giao dịch nhanh chóng.

Chặt đứt đường dây cá độ bóng đá qua mạng với số tiền giao dịch 10 tỷ đồng

(VnMedia) - Công an quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng vừa phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ thuộc Công an thành phố triệt xóa đường dây cá độ bóng đá qua mạng với số tiền giao dịch khoảng 10 tỷ đồng.

6 giải pháp giúp phục hồi nhanh sau sự cố tấn công mạng

(VnMedia) - Bộ Thông tin và Truyền thông vừa hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp 6 giải pháp trọng tâm để tăng cường hiệu quả đảm bảo an toàn hệ thống thông tin và phục hồi nhanh hoạt động sau sự cố tấn công mạng.