- Không giống như các thị trường lớn khác trên thế giới như Trung Quốc, Ấn Độ hay Châu Âu, nơi chứng kiến nhiều nhà sản xuất smartphone thay nhau nắm giữ vị trí dẫn đầu trong vài năm qua, thị trường Bắc Mỹ vẫn nằm dưới sự kiểm soát chặt chẽ của duy nhất một thương hiệu, đó là Apple.
Gần như không có đối thủ nào có thể đe dọa vị trí thống trị của Apple, đặc biệt là ở Mỹ, trong khi hãng “về nhì” lại đang chứng kiến số liệu bán hàng tại quốc gia này đi xuống, nên gần không thể thu hẹp khoảng cách với hãng dẫn đầu. Cùng với đó, những thương hiệu đứng vị trí thứ 3 và thứ năm tại Mỹ lại bất chấp mọi xu hướng để vừa giành được thị phần vừa tăng khối lượng hàng bán ra trong lúc toàn ngành smartphone đang rơi vào trì trệ.
Thị trường nhỏ hơn, người dẫn đầu yếu hơn
Theo số liệu thống kê của hãng nghiên cứu thị trường Canalys, tổng số lô hàng smartphone tại Mỹ lại giảm một lần nữa, từ 32,5 triệu chiếc trong quý 3/2022 xuống còn 31 triệu chiếc trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 9 năm nay. Trong khi doanh số bán hàng toàn cầu của smartphone trong quý 3 năm nay chỉ giảm 1% so với quý 3 năm ngoái.
Điều đó cho thấy nhu cầu về smartphone ở thị trường Mỹ cũng như doanh số bán mặt hàng này ở các vùng lãnh thổ quan trọng khác vẫn chưa thể không phục hồi sau một thời gian khó khăn, mặc dù hãng Canalys kỳ vọng một "sự phục hồi nhẹ" sẽ xảy ra ở các bang của Mỹ vào năm 2024 sau khi thị trường tiếp tục ổn định trong quý 4/2023.
Một trong những lý do chính để lạc quan cho triển vọng trên là số lượng lô hàng bán ra khoảng 31 triệu chiếc smartphone ở Mỹ trong quý 3/2023 thể hiện sự mức tăng trưởng 21% so với tổng số của quý 2 năm nay. Sự gia tăng liên tiếp này phần lớn được thúc đẩy bởi sự ra mắt của dòng iPhone 15, tuy nhiên, sự kiện này diễn ra quá muộn trong quý để giúp Apple cải thiện số liệu bán hàng của chính mình trong khu vực kể từ quý 3/2022.
Ngược lại, doanh số bán hàng của gã khổng lồ công nghệ có trụ sở tại Cupertino đã giảm 8% so với cùng kỳ năm ngoái, điều này rõ ràng là không lớn nhưng chắc chắn cũng không quá tệ, vì công ty này vẫn dẫn đầu thị trường với thị phần hoàn toàn áp đảo là 55%.
Ở vị trí thứ hai, Samsung đã báo cáo mức giảm lớn hơn một chút là 12% với số lượng lô hàng từ quý 3/2022 đến quý 3/2023, mặc dù đã đạt được mức độ thành công vững chắc với dòng sản phẩm mới nóng hổi Galaxy Z Fold 5 và Z Flip 5. Dòng Galaxy S23 rõ ràng là không đã thành công vang dội ở Mỹ, bằng chứng là kết quả bán hàng tổng thể trong quý 2/2023 không mấy khả quan.
Những thương hiệu bé nhỏ đang trỗi dậy
Tạm thời bỏ qua những thương hiệu dẫn đầu, báo cáo mới của Canalys cũng ghi lại và nêu bật sự gia tăng mức độ phổ biến gần đây của cả thiết bị cầm tay Motorola và Google ở các tiểu bang của Mỹ.
Mặc dù hai thương hiệu nói trên vẫn chưa sẵn sàng để xâm nhập vào mảng thị phần hai con số, nhưng mức tăng về số lượng lô hàng bán ra ần lượt là 14 và 117% của họ kể từ quý 3/2022 chắc chắn không có gì đáng chê trách. Motorola dường như đang dần dần đạt được miếng bánh 10%, đây có thể là một thành tựu khá lớn đối với một công ty về cơ bản đã bị Google loại bỏ vào năm 2014, trong khi các thử nghiệm smartphone Pixel nội bộ của Google đang bắt đầu mang lại kết quả trên một quy mô lớn hơn.
Bộ đôi smartphone Pixel 8 và Pixel 8 Pro đã được Google phát hành ra thị trường cuối quý này, do đó, khả năng tăng thị phần lần lượt từ 4% lên 5% trong quý 4 năm này là rất rõ ràng.
Trong khi đó, TCL có lẽ đang cảm nhận được sức ép từ cả Motorola và Google, vẫn giữ được vị trí thứ tư trong số các nhà cung cấp điện thoại thông minh lớn nhất ở Mỹ, nhưng rất có thể sẽ không lâu vì các thiết bị trả trước giá cực thấp của họ chắc chắn đang mất dần vị thế so với phân khúc phổ thông đến từ các thương hiệu khác như các mẫu Moto G-series và Samsung Galaxy A-series.
Hoàng Thanh