40 địa phương miễn, giảm lệ phí dùng dịch vụ công trực tuyến

0
0

 - Tính đến thời điểm này, đã có 40/63 địa phương trên cả nước tham mưu, ban hành Nghị quyết của Hội đồng nhân dân về miễn, giảm phí, lệ phí thực hiện dịch vụ công trực tuyến.

Trong báo cáo chuyển đổi số quốc gia tháng 10/2023, Bộ TT&TT đánh giá, thời gian vừa qua, các bộ, ngành, địa phương đã tiếp tục tăng cường triển khai các biện pháp đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến.

Thống kê đến hết tháng 9/2023, 100% bộ, ngành, địa phương đã ban hành danh mục dịch vụ công trực tuyến theo quy định tại Nghị định 42 năm 2022 của của Chính phủ về cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng. Đến hết tháng 10, tỷ lệ thủ tục hành chính đủ điều kiện được cung cấp dịch vụ công toàn trình đã đạt 100%.

Việc số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính cũng đang được các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện theo hướng người dân, doanh nghiệp chỉ cần cung cấp thông tin, giấy tờ một lần. Tuy nhiên, việc kết nối, chia sẻ, tái sử dụng kết quả số hóa đến nay vẫn còn thấp, cụ thể là các bộ, ngành đạt tỷ lệ 24,48% và các địa phương đạt tỷ lệ 38,94%.

Nhằm thu hút người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến, 40 tỉnh, thành phố trên cả nước đã ban hành Nghị quyết của Hội đồng nhân dân về miễn, giảm phí, lệ phí thực hiện dịch vụ công trực tuyến.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Cùng với đó, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, giữa tháng 10/2023, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 63 sửa đổi, bổ sung một số điều của một số Thông tư quy định về phí và lệ phí, nhằm mục đích khuyến khích sử dụng dịch vụ công trực tuyến. Thông tư này sẽ có hiệu lực từ tháng 12/2023 và áp dụng đến hết năm 2025 với mức giảm phí, lệ phí từ 10% đến 50%.

Đối với Cổng Dịch vụ công quốc gia, đến nay Cổng đã kết nối, tích hợp với 150 hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của các cơ quan, đơn vị  phục vụ xác thực, định danh, đăng nhập một lần và giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công.

Trong đó, đã công khai, đồng bộ thông tin 6.413 thủ tục hành chính trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính với Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh; tích hợp, cung cấp 4.515 dịch vụ công trực tuyến, chiếm hơn 70%; phục vụ xác thực, định danh và đăng nhập một lần của gần 10 triệu tài khoản.

Thống kê cho thấy, từ ngày 20/9/2023 đến ngày 20/10/2023, Cổng Dịch vụ công quốc gia đã tiếp nhận 539.000 tài khoản đăng ký mới; hơn 8,4 triệu hồ sơ được đồng bộ trạng thái. Các bộ, ngành, địa phương đã tiến hành tiếp nhận, xử lý hơn 1,6 triệu lượt thực hiện các dịch vụ công tiện ích; hơn 2,3 triệu hồ sơ trực tuyến thực hiện; hơn 1,4 triệu giao dịch thanh toán trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, với tổng số tiền là 571 tỷ đồng.

Đặc biệt, 2 nhóm dịch vụ công liên thông “Đăng ký khai sinh - Đăng ký thường trú - Cấp thẻ Bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi; Đăng ký khai tử - Xóa hộ khẩu thường trú - Trợ cấp mai táng, hỗ trợ chi phí mai táng” được đưa vào triển khai đã giúp cắt giảm hồ sơ, giấy tờ, thời gian thực hiện, chi phí đi lại của người dân. khuyến khích người dân tham gia dịch vụ công trực tuyến.

Tính đến hết ngày 24/10/2023, đối với lĩnh vực dữ liệu số, đã có hơn 103 bộ, ngành, địa phương, tổ chức, DN kết nối với Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP); có 09 cơ sở dữ liệu (CSDL), 15 hệ thống thông tin đã kết nối, cung cấp dịch vụ chia sẻ dữ liệu trên NDXP; trung bình hàng ngày có khoảng 1,6 triệu giao dịch thực hiện thông qua NDXP.

Riêng Bộ Công an đã vận hành Hệ thống CSDL quốc gia về dân cư và kết nối với 15 bộ, ngành, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), 03 doanh nghiệp viễn thông và 63 địa phương.

Bộ Công an cũng đã tiếp nhận 1.287.085.416 yêu cầu để tra cứu, xác thực thông tin; 537.264.707 yêu cầu đồng bộ thông tin công dân, đồng bộ thành công 227.739.598 thông tin công dân vào dữ liệu dân cư.

Cùng với đó, CSDL ngành ngành Bảo hiểm cũng đạt kết quả nổi bật, khi cung cấp, chia sẻ 131.751.885 lượt bản ghi thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (BHYT) cho CSDL quốc gia về dân cư.

Đặc biệt hơn, đến nay, kết quả CSDL quốc gia về đăng ký DN cũng đã có lượng dữ liệu lưu trữ lớn đạt gần 1,9 triệu DN (khoảng 900.000 DN đang hoạt động), bao gồm doanh nghiệp nhà nước, DN trong nước và DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), tổ chức tín dụng, công ty chứng khoán.

Cũng như dữ liệu số, kết quả việc triển khai, cung cấp DVCTT (tính đến hết tháng 9/2023), đã có 100% bộ, ngành, địa phương đã ban hành danh mục DVCTT; tỷ lệ thủ tục hành chính (TTHC) đủ điều kiện được cung cấp DVCTT toàn trình đạt 100%.

Phạm Lê


Ý kiến bạn đọc


Mất gần 1 tỷ đồng vì cài đặt phần mềm Bảo hiểm xã hội VssID “giả mạo”

(VnMedia) - Thời gian gần đây, nhiều đối tượng đã mạo danh cán bộ, nhân viên của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam gọi điện hướng dẫn người dân Cài đặt phần mềm Bảo hiểm xã hội VssID “giả mạo”. Nhiều người do chủ quan đã sập bẫy và bị chiếm đoạt số tiền lớn khi cài đặt phần mềm giả mạo này.

VNPT miễn phí trải nghiệm bộ mở rộng vùng phủ Wifi Mesh

(VnMedia) - Từ ngày 1/7/2024, khách hàng sử dụng Internet VNPT sẽ được miễn phí trải nghiệm những dòng thiết bị mở rộng vùng phủ Wifi Mesh mới nhất của nhà mạng.

Các giải pháp ứng phó với tình trạng giá cả hàng hóa “nhảy múa” theo lương

(VnMedia) - Bộ Tài chính đã đưa ra một loạt giải pháp nhằm ổn định giá cả thị trường từ nay tới cuối năm, đặc biệt trong bối cảnh chính sách cải cách tiền lương đã có hiệu lực từ 1/7.

Tắt sóng 2G: Thuê bao VinaPhone sẽ không bị bỏ lại phía sau

(VnMedia) - Nhằm giúp khách hàng đảm bảo quyền lợi sử dụng và dễ dàng trải nghiệm các tiện ích số, VinaPhone dành nhiều ưu đãi và hỗ trợ tối đa cho khách hàng.

Bộ Y tế nỗ lực triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử, đảm bảo tiến độ triển khai Đề án 06

(VnMedia) - Nhận thức rõ Đề án 06 góp phần quan trọng, tạo bước phát triển đột phá đối với chuyển đổi số quốc gia, Bộ Y tế đã tích cực tham gia, triển khai các hoạt động của Đề án gắn chặt chẽ với chuyển đổi số y tế, nỗ lực triển khai hồ sơ sức khoẻ điện tử...