- Theo thống kê từ Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) - Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông, chỉ trong vòng hai tuần (từ 18/9/2023 đến 01/10/2023), số lượng máy chủ, thiết bị có thể trở thành nguồn phát tán tấn công DRDoS đã tăng thêm tới con số hàng ngàn.
Có rất nhiều máy chủ, thiết bị có thể trở thành nguồn phát tán tấn công DRDoS. Chỉ riêng tuần từ 25/9/2023 - 01/10/2023, đã có 51.810 thiết bị, tăng tới 1.226 thiết bị so với tuần trước đó. Theo NCSC, các thiết bị này đang mở sử dụng các dịch vụ NTP (123), DNS (53), Chargen (19).
Biểu đồ thống kê thiết bị theo cổng dịch vụ phổ biến tuần từ 25/9/2023 - 01/10/2023. Nguồn: NCSC. |
Trước đó, tuần từ 18/9/2023 - 24/9/2023, cũng có tới 50.584 (tăng so với tuần trước 50.021) thiết bị có khả năng bị huy động và trở thành nguồn tấn công DRDoS.
Bên cạnh đó, các phản ánh trường hợp lừa đảo do người dùng Internet Việt Nam thông báo về Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) qua hệ thống cũng tăng mạnh. Tuần từ 25/9/2023 - 01/10/2023 có 363 phản ánh trường hợp lừa đảo.
Còn trước đó, tuần từ 18/9/2023 - 24/9/2023, 363 phản ánh trường hợp lừa đảo do người dùng Internet Việt Nam thông báo về Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia. Qua kiểm tra, phân tích có nhiều trường hợp lừa đảo giả mạo website của ngân hàng, các trang thương mại điện tử, trong đó có một số sàn thương mại điện tử thường xuyên bị giả mạo như Shopee, Lazada, Amazon, Sendo…
Theo NCSC, đối với các website giả mạo lừa đảo người dùng Việt Nam, người dùng cần chú ý quan tâm không truy cập vào các trang web được nêu để tránh nguy cơ bị tấn công lừa đảo, nâng cao nhận thức bản thân và tuyên truyền cho bạn bè, người thân và những người xung quanh tránh việc trở thành nạn nhân của những cuộc tấn công lừa đảo này.
PV