- Cửa khẩu số là sản phẩm cốt lõi được hình thành từ một nền tảng, do các kỹ sư của VNPT-IT, đơn vị trực thuộc Tập đoàn VNPT nghiên cứu phát triển theo mục tiêu chuyển đổi địa phương và số doanh nghiệp góp phần thúc đẩy đột phá phát triển kinh tế số - xã hội số trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa tại các tỉnh có cửa khẩu đường bộ.
Nói tới một sản phẩm cốt lõi (Core Product), người ta thường nghĩ đó là những sản phẩm đầu tiên mà công ty tự tạo ra và duy trì từ khi thành lập như Hệ điều hành Windows cho Microsoft, máy tính Macintosh cho Apple, Inc., nền tảng Google Tìm kiếm cho Google… Các sản phẩm cốt lõi này sau đó được tích hợp vào các sản phẩm khác bởi cùng một công ty hoặc một công ty sản xuất sản phẩm cuối cùng chính từ sản phẩm cốt lõi này và các sản phẩm cuối cùng được đưa ra thị trường cho người tiêu dùng cuối cùng.
Tuy nhiên, với Cửa khẩu số - đây lại là một sản phẩm cốt lõi được tạo nên từ một nền tảng (Platform). Cửa khẩu số do các kỹ sư của VNPT-IT, đơn vị trực thuộc Tập đoàn VNPT nghiên cứu phát triển theo mục tiêu chuyển đổi địa phương và số doanh nghiệp góp phần thúc đẩy đột phá phát triển kinh tế số - xã hội số trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa tại các tỉnh có cửa khẩu đường bộ.
Với đặc thù vị trí địa lý của khu vực địa bàn đơn vị hoạt động bao gồm 13 tỉnh/thành phố thuộc vùng Đông - Bắc đất nước, đặc biệt là tỉnh Lạng Sơn nơi có Quốc lộ 1A là con đường huyết mạch quan trọng nhất và là đường quốc lộ dài nhất Việt Nam. Con đường đi qua 6 vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam, gồm có vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, đồng bằng sông Hồng, duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long phục vụ cho quá trình giao thông - giao thương, đảm bảo và thúc đẩy quá trình sản xuất vận chuyển hàng hóa, đẩy mạnh nền kinh tế trong nước và tăng cường giao lưu kinh tế giữa các vùng trong và ngoài nước.
Vào khoảng giữa năm 2021, Trong các chuyến công tác tại tỉnh Lạng Sơn, các cán bộ của đơn vị có làm việc và trao đổi với VNPT địa bàn tỉnh Lạng Sơn, các lãnh đạo và cán bộ của Tỉnh Lạng Sơn về các giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số tại khu vực cửa khẩu, giải quyết các bài toán về thông thương hàng hóa, giảm ùn tắc tại cửa khẩu, thúc đẩy thông quan nhanh chóng cho các doanh nghiệp tại cửa khẩu Hữu Nghị - Lạng Sơn, ý tưởng phải xây dựng một phần mềm để hỗ trợ toàn trình các nghiệp vụ quản lý xuất nhập khẩu tại cửa khẩu và hỗ trợ các doanh nghiệp thông quan hàng hóa nhanh chóng được hình thành và truyền đạt đến nhóm kỹ sư lập trình của đơn vị.
Nhóm dự án Cửa khẩu số được thành lập và bắt đầu với công việc cử cán bộ đi khảo sát chuyên môn, phân tích nghiệp vụ, xây dựng hệ thống, thiết kế cơ sở dữ liệu… Công tác chuyển đổi số tổng thể và toàn diện các hoạt động xuất nhập khẩu qua cửa khẩu trong Chương trình chuyển đổi số quốc gia của Chính phủ. Dưới sự chỉ đạo của Lãnh đạo Tập đoàn, Công ty, Ban Dự án CĐS 01, Ủy ban Nhân dân và các Ban ngành của tỉnh Lạng Sơn, sản phẩm Nền tảng Cửa khẩu số chính thức sử dụng từ ngày 21/02/2022 tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và cửa khẩu quốc tế Tân Thanh.
Logo nhận diện thương hiệu Nền tảng Cửa khẩu số. |
Nền tảng Cửa khẩu số áp dụng các công nghệ số hiện đại như trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Bigdata), điện toán đám mây (Cloud); xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung, có khả năng kết nối/chia sẻ dữ liệu qua Trục liên thông, tích hợp, chia sẻ dữ liệu của tỉnh (LGSP); tự động hóa quy trình, giảm thời gian cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu, giúp tăng cường công tác quản lý, giám sát của cơ quan nhà nước, tạo kênh thông tin kết nối đa chiều giữa cơ quan nhà nước và doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu, công khai, minh bạch trong hoạt động quản lý tại cửa khẩu, phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của các cấp lãnh đạo, cải cách hành chính phục vụ người dân và doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu tốt hơn.
Cùng với đó là thay đổi quy trình để tăng cường khả năng tự động hóa, giảm thiểu tác động của con người trong các hoạt động tại cửa khẩu, ứng dụng công nghệ số hiện đại vào quản lý, sử dụng một nền tảng số duy nhất có độ ổn định cao. Đồng thời, đảm bảo an toàn thông tin, cung cấp dịch vụ số tốt nhất cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu dựa trên nền tảng Cửa khẩu số.
Sau hơn một năm triển khai chính thức nền tảng Cửa khẩu số tại tỉnh Lạng Sơn đã giúp đẩy mạnh cải cách hành chính, tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí cho các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xuất nhập khẩu. Đặc biệt giúp minh bạch hóa, hạn chế các tiêu cực, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trong hoạt động xuất nhập khẩu; đảm bảo tính liên tục trong các hoạt động tại cửa khẩu, góp phần hiện đại hóa khu vực cửa khẩu, đẩy mạnh hội nhập quốc tế.
Lãnh đạo UBND Tỉnh Lạng Sơn chia sẻ trên các kênh truyền thông về việc triển khai thành công chuyển đổi số khu vực Cửa khẩu Hữu Nghị và Tân Thanh, tỉnh Lạng Sơn sẽ hình thành một mô hình kiểu mẫu về cửa khẩu số trong cả nước; có khả năng nhân rộng áp dụng cho tất cả các cửa khẩu trên toàn quốc, góp phần hình thành hệ thống nền tảng cửa khẩu số quốc gia, phục vụ công tác quản lý Nhà nước của Chính phủ và các địa phương, các lực lượng chức năng tại các khu vực cửa khẩu.
Với những kết quả và lợi ích mang lại của Nền tảng Cửa khẩu số, Tập đoàn VNPT và UBND tỉnh Lạng Sơn đã vinh dự được nhận Giải thưởng Vietsolutions 2022 cho Bài toán chuyển đổi số xuất sắc cho địa phương của Chính phủ trao tặng và UBND tỉnh Lạng Sơn vinh dự là một trong 7 cơ quan, đơn vị trong toàn quốc đoạt Giải thưởng “Cơ quan Nhà nước chuyển đổi số xuất sắc. Trung tâm VNPT-IT khu vực 4 cũng vinh dự nhận được giải thưởng sản phẩm tiêu biểu xuất sắc năm 2022 của Tập đoàn VNPT.
Đồng chí Bí thư chi bộ - Giám đốc Trung tâm VNPT-IT KV4 Bùi Đình Thuận (đứng thứ 4, từ trái sang) nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn với thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua thực hiện chuyển đổi số trên địa bản tỉnh Lạng Sơn năm 2022. |
Thực hiện nhiệm vụ trọng tâm chuyển đổi số tại các tỉnh trong Kế hoạch hoạt động của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số năm 2022, đồng thời cũng là cơ hội để VNPT thúc đẩy triển khai nhân rộng nền tảng Cửa khẩu số tại các tỉnh, thành phố có cửa khẩu đường bộ. Nhóm dự án đã giới thiệu sản phẩm và khảo sát đến 24 địa phương có cửa khẩu gồm Lào Cai, Quảng Ninh, Tây Ninh, Kom Tum, Hà Giang, Quảng Trị… khả thi để thúc đẩy triển khai năm 2023. Mong muốn của đơn vị là sản phẩm Nền tảng Cửa khẩu số được triển khai tại tất cả các cửa khẩu đường bộ trên toàn quốc sẽ giúp thúc đẩy phát triển chính quyền số và kinh tế số.
Việc xây dựng và triển khai nền tảng Cửa khẩu số là hướng đi đúng đắn, phù hợp với xu hướng chuyển đổi số quốc gia và là giải pháp đột phá để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, cải cách hành chính, nâng cao năng lực, hiệu quả, tính minh bạch trong hoạt động xuất nhập khẩu./.
Đàm Văn Phương