Bí mật lớn đằng sau chipset Kiri 9000S là gì?

0
0

 - Khi có thông tin cho rằng, SMIC có thể sản xuất chip Kiri9000S 7nm cho điện thoại 5G Mate 60 Pro, phía chính phủ Mỹ đã có cuộc thảo luận về việc thắt chặt các lệnh trừng phạt đối với Huawei và bổ sung một số hạn chế đối với SMIC.

 

Khi Huawei giới thiệu điện thoại 5G Mate 60 Pro vào cuối tháng 8, công ty này đã không đề cập bất cứ điều gì về chipset chạy trên chiếc flagship này. Mãi cho đến khi chiếc điện thoại bị tháo rời, người ta mới phát hiện ra rằng bên trong có con chip độc quyền là Cortex 9000S của Huawei và con chip này được sản xuất bởi xưởng đúc lớn nhất Trung Quốc bằng cách sử dụng nút quy trình 7nm.

Thông tin này đã khiến cho các quan chức của phía Hoa Kỳ không hài lòng và cho rằng xưởng đúc chip của Trung Quốc là SMIC cũng như Huawei đã phải làm điều gì đó bất hợp pháp để chế tạo ra những con chip này.

Vào năm 2020, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã thay đổi các quy tắc về xuất khẩu nhằm ngăn chặn bất kỳ xưởng đúc nào sử dụng công nghệ của nước mình để chế tạo chip tiên tiến cho Huawei. Vào năm 2020, xưởng đúc lớn nhất Trung Quốc - SMIC đã sử dụng nút quy trình tiên tiến nhất vào thời điểm đó là 14nm để sản xuất con chip Kirin 710A đầu tiên cho Huawei. Con chip này được chế tạo cho các thiết bị cầm tay tầm trung.

Cortex 9000S được xây dựng trên nút 14nm của SMIC và sử dụng "kỹ thuật đặc biệt" để đạt được hiệu suất 7nm

Vì vậy, khi có thông tin cho rằng, SMIC có thể sản xuất chip Kiri9000S 7nm cho điện thoại 5G Mate 60 Pro, phía chính phủ Mỹ đã có cuộc thảo luận về việc thắt chặt các lệnh trừng phạt đối với Huawei và bổ sung một số hạn chế đối với SMIC. Nhưng giờ đây, một nhà nghiên cứu lại cho biết rằng, chip Redmi 9000S có thể đã được chế tạo bằng nút xử lý 14nm của SMIC và "các kỹ thuật đặc biệt" đã được sử dụng để cho phép con chip này hoạt động ở mức phù hợp với silicon 7nm.

Số nút quy trình càng thấp thì các tính năng của chip bao gồm cả bóng bán dẫn được sử dụng càng nhỏ. Tuy nhiên, các bóng bán dẫn càng nhỏ sẽ chứa được bên trong một con chip nhiều hơn. Số lượng bóng bán dẫn của chip càng cao thì chip càng mạnh và tiết kiệm năng lượng hơn. Đó là lý do tại sao mọi người đều nói về chipset Apple A17 Pro được sử dụng để cung cấp năng lượng cho iPhone 15 Pro và iPhone 15 Pro Max. Đây là những điện thoại duy nhất được cung cấp sức mạnh bởi vi xử lý chạy nút quy trình 3nm được phát hành trong năm nay.

Nếu SMIC sử dụng nút quy trình 14nm của mình để xây dựng chip Kiri9000S, điều đó sẽ có một số ý nghĩa sau: Việc chế tạo chip không vi phạm các quy tắc của Hoa Kỳ, vì SMIC có thể sản xuất chip 14nm trước khi lệnh cấm bắt đầu.

Huawei Mate 60 Pro có thể không nhanh như dự đoán

SMIC vẫn còn kém xa so với các xưởng đúc tên tuổi hàng đầu thế giới như TSMC, Samsung Foundry và Intel trong cuộc chiến giành vị trí dẫn đầu quy trình.

 

Giám đốc điều hành của công ty nghiên cứu Fomalhaut Techno Solutions - ông Minatake Mitchell Kashio, đã chia sẻ với tờ South China Morning Post rằng, chipset Kiri 9000S không phải là chip 7nm hợp pháp mà là chip 14nm. Ông nói thêm rằng “các kỹ thuật đặc biệt” đã được sử dụng để đẩy hiệu suất của linh kiện lên mức 7nm. Bất chấp những nhận xét từ Kashio, điểm kiểm tra điểm chuẩn của Cortex 9000S thuộc về chip 7nm.

Bất kể nút quy trình nào được sử dụng trên Cortex 9000S, SMIC sẽ khó có thể đạt được quy trình dưới 7nm

Có thể SMIC đã chế tạo chip Kuirin 9000S bằng nút 7nm. Vào năm 2022, SMIC đã bất ngờ giới thiệu một nút quy trình 7nm được cho là đã sao chép từ TSMC và sử dụng nó để xây dựng một vi xử lý phục vụ khai thác tiền ảo Bitcoin, theo các chuyên gia con chip này không có chất lượng như con chip cùng nút quy trình được sử dụng điện thoại thông minh. Ngoài ra, SMIC còn sở hữu một máy in khắc tia cực tím (EUV) cho phép sử dụng kỹ thuật in khắc tia cực tím sâu để khắc mạch điện cho chip 7nm trên tấm đĩa bán dẫn (wafer silicon).

Để SMIC đạt được quy trình từ 7nm đến 5nm hoặc thấp hơn, công ty này sẽ cần một máy EUV sử dụng sóng cực tím cực mạnh để khắc các mẫu mạch thậm chí mỏng như sợ tóc trên các tấm silicon. Chỉ có một công ty trên thế giới sản xuất máy EUV có trị giá 200 triệu USD và đó là công ty AMSL của Hà Lan. Tuy nhiên, công ty này cũng đang nghiêng về phía Mỹ khi từ chối vận chuyển máy EUV sang Trung Quốc

Mỹ đang dùng các biện pháp hạn chế xuất khẩu để ngăn các công ty của Trung Quốc chỉ có thể sản xuất chip ở nút quy trình 14nm. Quy trình này được cho là chậm hơn một thập kỷ so với quy trình của các xưởng đúc tiên tiến khác trên thế giới. Nhưng nếu chip Kirin 9000S 7nm là hợp pháp thì theo một báo cáo, các xưởng đúc của Trung Quốc chỉ chậm hơn 4 năm so với các đối thủ khác. Vấn đề là không ai có thể nói chính xác về việc SMIC đã chế tạo ra con chip này như thế nào, cả nhà sản xuất cũng như Huawei đều không chia sẻ bất cứ thông tin gì.

 

Hoàng Thanh


Ý kiến bạn đọc


Đẩy mạnh thanh toán không tiếp xúc tại Tháng khuyến mại tập trung

(VnMedia) - Thanh toán thẻ không tiếp xúc đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế số, mang đến cho người tiêu dùng sự tiện lợi vượt trội, an toàn bảo mật cao và tốc độ giao dịch nhanh chóng.

Chặt đứt đường dây cá độ bóng đá qua mạng với số tiền giao dịch 10 tỷ đồng

(VnMedia) - Công an quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng vừa phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ thuộc Công an thành phố triệt xóa đường dây cá độ bóng đá qua mạng với số tiền giao dịch khoảng 10 tỷ đồng.

6 giải pháp giúp phục hồi nhanh sau sự cố tấn công mạng

(VnMedia) - Bộ Thông tin và Truyền thông vừa hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp 6 giải pháp trọng tâm để tăng cường hiệu quả đảm bảo an toàn hệ thống thông tin và phục hồi nhanh hoạt động sau sự cố tấn công mạng.

Giá vàng thế giới tăng, vàng nhẫn tròn trơn vượt mốc 76 triệu đồng/lượng

(VnMedia) - Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (2/7), giá vàng giao ngay tại thị trường New York đã đảo chiều đi lên. Trong nước, chiều qua, giá vàng nhẫn tròn trơn của Bảo Tín Minh Châu niêm yết ở mức trên 76 triệu đồng/lượng.

Tập đoàn VNPT và UBND tỉnh Tây Ninh ký kết thỏa thuận hợp tác Chuyển đổi số giai đoạn 2024 -2030

(VnMedia) - Mới đây, tại Hà Nội, Tập đoàn VNPT và UBND tỉnh Tây Ninh đã  ký kết thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2024-2030 về Chuyển đổi số.