- Microsoft vừa phát hành danh sách bản vá tháng 9/2023 với 59 lỗ hổng an toàn thông tin trong các sản phẩm.
Bản phát hành tháng này đặc biệt đáng chú ý vào các lỗ hổng an toàn thông tin có mức ảnh hưởng cao và nghiêm trọng.
Lỗ hổng an toàn thông tin CVE-2023-36761 trong Microsoft Word cho phép đối tượng tấn công thu thập thông tin về mã băm NTLM của người dùng. Lỗ hổng này hiện đang bị khai thác trong thực tế.
Lỗ hổng an toàn thông tin CVE-2023-29332 trong dịch vụ Microsoft Azure Kubernetes Service cho phép đối tượng tấn công không cần xác thực thực hiện tấn công leo thang đặc quyền.
Lỗ hổng an toàn thông tin CVE-2023-38148 trong Internet Connection Sharing (ICS) cho phép đối tượng tấn công không cần xác thực thực thi mã từ xa khi ICS được kích hoạt.
Lỗ hổng an toàn thông tin CVE-2023-36802 trong Streaming Service Proxy cho phép đối tượng tấn công thực hiện tấn công leo thang đặc quyền. Lỗ hổng này hiện đang bị khai thác trong thực tế..
Lỗ hổng an toàn thông tin CVE-2023-38146 trong Windows Themes cho phép đối tượng tấn công thực thi mã từ xa.
04 lỗ hổng an toàn thông tin CVE-2023-36792, CVE-2023-36793, CVE2023-36794, CVE-2023-36796 trong Visual Studio cho phép đối tượng tấn công thực thi mã từ xa.
03 lỗ hổng an toàn thông tin CVE-2023-36744, CVE-2023-36745, CVE-2023-36756 trong Microsoft Exchange Server cho phép đối tượng tấn công thực thi mã từ xa.
Nhằm đảm bảo an toàn thông tin cho hệ thống thông tin của đơn vị, góp phần bảo đảm an toàn cho không gian mạng Việt Nam, Cục An toàn thông tin khuyến nghị Quý đơn vị thực hiện kiểm tra, rà soát, xác định máy sử dụng hệ điều hành Windows có khả năng bị ảnh hưởng. Thực hiện cập nhật bản vá kịp thời để tránh nguy cơ bị tấn công (tham khảo thông tin tại phụ lục kèm theo).
Tăng cường giám sát và sẵn sàng phương án xử lý khi phát hiện có dấu hiệu bị khai thác, tấn công mạng; đồng thời thường xuyên theo dõi kênh cảnh báo của các cơ quan chức năng và các tổ chức lớn về an toàn thông tin để phát hiện kịp thời các nguy cơ tấn công mạng.
PV