Hoa Kỳ, châu Âu ngày càng lo ngại trước việc Trung Quốc đẩy mạnh sản xuất chip công nghệ cũ

0
0

Hoa Kỳ và châu Âu đang ngày càng lo ngại về việc Trung Quốc đẩy mạnh sản xuất chất bán dẫn thế hệ cũ và đang tranh luận về các chiến lược mới để ngăn chặn sự bành trướng của quốc gia này.

Các quan chức tại Hoa Kỳ và châu Âu đang ngày càng lo ngại về việc Trung Quốc đẩy mạnh sản xuất chất bán dẫn thế hệ cũ và đang tranh luận về các chiến lược mới để kiềm chế quốc gia tỉ dân này.

Tổng thống Joe Biden đã thực hiện các biện pháp kiểm soát rộng rãi đối với các loại chip tiên tiến cung cấp năng lượng cho các mô hình trí tuệ nhân tạo và ứng dụng quân sự của Trung Quốc. Tuy nhiên, Bắc Kinh đã đáp trả bằng cách rót hàng tỉ USD vào các nhà máy sản xuất chip thế hệ cũ. Những con chip như vậy vẫn rất cần thiết trong nền kinh tế toàn cầu, là thành phần quan trọng cho mọi thứ, từ điện thoại thông minh tới xe điện cho đến ứng dụng quân sự.

Điều đó làm dấy lên những lo ngại mới về mức ảnh hưởng tiềm năng của Trung Quốc. Theo Bloomberg, điều này khiến các quốc gia phương Tây đã tổ chức các cuộc đàm phán mới nhằm kiềm chế hơn nữa quốc gia châu Á này. Nguồn tin này cho biết Mỹ quyết tâm ngăn chặn việc chip trở thành đòn bẩy đối với Trung Quốc.

Ảnh: Bloomberg
Ảnh: Bloomberg

Vấn đề nêu trên đã được Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo đề cập trong một cuộc thảo luận tuần trước tại Viện Doanh nghiệp Mỹ. "Số tiền mà Trung Quốc đang đổ vào để thúc đẩy sản xuất các dòng chip đời cũ là vấn đề chúng ta cần suy nghĩ và cần hợp tác với các đồng minh của mình để vượt lên", bà Gina Raimondo nói.

Một quan chức cấp cao trong chính quyền Tổng thống Mỹ tiết lộ, dù mốc thời gian để thực hiện hành động chưa được đưa ra, mọi thông tin đều đã được thu thập và "tất cả lựa chọn đang được cân nhắc".

Người phát ngôn của Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ từ chối bình luận, trong khi người phát ngôn của Ủy ban Châu Âu cho biết cơ quan này sẽ thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ lợi ích của mình và đang nỗ lực giảm sự phụ thuộc của khu vực vào các công ty nước ngoài đối với các loại chip tiên tiến.

Được biết, các chất bán dẫn tiên tiến nhất là những loại chip được phát triển với tiến trình 3 nanomet hiện đại. Trong khi đó, các loại chip đời cũ thường là những chất bán dẫn phát triển trên quy trình 28nm, công nghệ đã được giới thiệu cách đây hơn một thập kỷ.

Các quan chức cấp cao của Mỹ và EU bày tỏ sự lo ngại trước nỗ lực thống trị thị trường này của Trung Quốc vì lý do kinh tế và an ninh. Họ cho rằng các công ty của nước này có thể bán phá giá chip trong tương lai, khiến đối thủ nước ngoài không thể cạnh tranh, thậm chí ngừng kinh doanh.

Các công ty phương Tây sau đó có thể trở nên phụ thuộc vào Trung Quốc đối với các chất bán dẫn này. Việc các thành phần công nghệ quan trọng như vậy từ Trung Quốc có thể tạo ra rủi ro an ninh quốc gia, đặc biệt nếu những loại chip này được ứng dụng trong các thiết bị quốc phòng.

"Mỹ và các đồng minh nên cảnh giác nhằm giảm nguy cơ liên quan đến hành vi phi thị trường của các công ty bán dẫn mới nổi Trung Quốc", hai nhà nghiên cứu Robert Daly và Matthew Turpin của Đại học Stanford nêu trong bài luận gần đây. "Theo thời gian, nó có thể tạo ra sự phụ thuộc mới của Mỹ vào chuỗi cung ứng Trung Quốc, từ đó gây ảnh hưởng đến quyền tự chủ chiến lược của Mỹ".

Tầm quan trọng của những con chip đời cũ đã được thể hiện qua những cú sốc nguồn cung đã làm chao đảo hàng loạt công ty ở đỉnh điểm của đại dịch Covid, bao gồm cả Apple Inc. và các nhà sản xuất ô tô. Tình trạng thiếu chip khiến các doanh nghiệp thiệt hại hàng trăm tỉ USD. Các thành phần đơn giản, chẳng hạn như mạch quản lý năng lượng, rất cần thiết cho các sản phẩm như điện thoại thông minh và xe điện, cũng như các thiết bị quân sự như tên lửa và radar.

Mỹ và châu Âu đang cố gắng phát triển sản xuất chip trong nước để giảm sự phụ thuộc vào châu Á. Các chính phủ đã chi một khoản tiền khổng lồ để hỗ trợ các nhà máy địa phương, trong đó có 52 tỉ USD của chính quyền Biden cho Đạo luật Khoa học và Chip. Tuy nhiên, việc dịch chuyển sản xuất không dễ do nhiều yếu tố, như nhân lực, vốn, cũng như hầu hết công ty chưa thực sự sẵn sàng.

Mặc dù các quy tắc của Hoa Kỳ được đưa ra vào tháng 10 năm ngoái đã làm chậm quá trình phát triển khả năng sản xuất chip tiên tiến của Trung Quốc, nhưng chúng lại không ảnh hưởng nhiều đến khả năng sử dụng các công nghệ cũ hơn của nước này. Điều đó đã khiến các công ty Trung Quốc xây dựng các nhà máy mới nhanh hơn bất kỳ nơi nào khác trên thế giới. Theo nhóm thương mại SEMI, trong giai đoạn 2022-2026, Trung Quốc có thể xây mới 26 nhà máy, chủ yếu sử dụng kỹ thuật cũ hơn 14 nm. Trong khi đó, toàn bộ châu Mỹ chỉ có khoảng 16 nhà máy trong cùng kỳ.

theo viettimes.vn

https://viettimes.vn/hoa-ky-chau-au-ngay-cang-lo-ngai-truoc-viec-trung-quoc-day-manh-san-xuat-chip-cong-nghe-cu-post168927.html#168927|zone-timeline-109|0


Ý kiến bạn đọc


Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 26/7, ông Nguyễn Trọng Trường, đại diện gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư tại Lễ Truy điệu.

Bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư

(VnMedia) - VnMedia xin đăng tải toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ngô Thị Mận.

Nhớ về một người Cộng sản chân chính

(VnMedia)- Mỗi khi nghĩ về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là trong tôi hiện lên hình ảnh một người Cộng sản chân chính. Và, lúc này, tôi lại nhớ đến câu chuyện mẹ tôi vẫn kể trong những năm tháng bà còn sống về cha tôi - một người Cộng sản...

Cảnh báo chiêu trò lừa đảo tuyển người mẫu, cầu thủ nhí trên không gian mạng

(VnMedia) - Bộ Công an vừa phát đi cảnh báo về chiêu trò lừa đảo tuyển mẫu nhí, cầu thủ nhí, người đại diện thương hiệu nhằm chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng.

Giá vàng đảo chiều tăng mạnh

(VnMedia) - Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (24/7), giá vàng giao ngay tại thị trường New York đã đảo chiều tăng mạnh hơn 13 USD/ounce. Trong nước, chiều qua, giá vàng miếng SJC vẫn duy trì ở mốc gần 80 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra.