6 nguyên nhân người dân không hài lòng khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến

0
0

 - Kết quả khảo sát được Bộ TT&TT thực hiện trong tháng 3/2023 vừa qua tại 12 bộ, ngành, địa phương đã chỉ ra 6 nhóm nguyên nhân người dân không hài lòng hoặc gặp lỗi khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến...

Cụ thể, 6 lý do khiến người dân không hài lòng về dịch vụ công trực tuyến với tỷ lệ tương ứng là: 36% do lỗi của Cổng dịch vụ công; 25% do thủ tục hành chính phức tạp, làm trực tiếp dễ và nhanh hơn trực tuyến; 10% do lỗi khi thanh toán trực tuyến trên Cổng dịch vụ công; 5% do lỗi kết nối mạng của người dân; 3% do lỗi của thiết bị đầu cuối của người dân và 14% là các nguyên nhân khác.

Nửa đầu năm 2023, lần đầu tiên Bộ TT&TT tiến hành đánh giá chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến từ góc độ trải nghiệm của người sử dụng với cổng dịch vụ công của 20 bộ, ngành và 63 tỉnh, thành phố. Kết quả, chỉ có 11 bộ, ngành, địa phương có cổng dịch vụ công đạt mức tốt.

Theo Bộ TT&TT, trong cung cấp dịch vụ công trực tuyến, vẫn còn việc chưa làm tốt, đó là: Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến toàn trình đưa vào sử dụng để người dân có thể tự thực hiện 100% các bước tại nhà còn thấp; chất lượng dịch vụ công trực tuyến như sự đơn giản, thuận tiện, nhanh, an toàn, an ninh mạng vẫn còn thấp, chưa đạt kỳ vọng của người dân, doanh nghiệp khi so sánh dịch vụ thuộc khu vực tư.

Cùng với đó, tỷ lệ hồ sơ dịch vụ công trực tuyến toàn trình hiện cũng còn thấp, chưa giảm tải cho các cán bộ nghiệp vụ, công chức tại bộ phận một cửa. Nhiều trường hợp còn làm tăng công việc, khi phải xử lý song song trên bản giấy và bản điện tử, dẫn đến gây khó khăn, bức xúc cho cả công chức và người dân, doanh nghiệp.

Nửa đầu năm 2023, lần đầu tiên Bộ TT&TT tiến hành đánh giá chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến từ góc độ trải nghiệm của người sử dụng với cổng dịch vụ công của 20 bộ, ngành và 63 tỉnh, thành phố. Kết quả, chỉ có 11 bộ, ngành, địa phương có cổng dịch vụ công đạt mức tốt.

Khảo sát của Bộ TT&TT đã chỉ ra 6 lý do khiến người dân không hài lòng về dịch vụ công trực tuyến. (Ảnh: Cục Chuyển đổi số quốc gia).

Tháng 6 vừa qua, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số đã chủ trì phiên họp chuyên đề với các bộ, ngành, địa phương về dịch vụ công trực tuyến.

Trên cơ sở định hướng của Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số cùng những bài học kinh nghiệm thực tế từ các bộ, tỉnh, Bộ TT&TT vừa tiếp tục có văn bản đề nghị các bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai ngay 20 nội dung, nhiệm vụ để nâng cao chất lượng cung cấp và hiệu quả sử dụng dịch vụ công trực tuyến trong thời gian tới.

Theo đề nghị của Bộ TT&TT, nhiều nhiệm vụ cần được các bộ, ngành, địa phương hoàn thành ngay trong tháng 8/2023, cụ thể: Rà soát, cập nhật, bổ sung hoặc ban hành kế hoạch hành động năm 2023 để nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến, trong đó giao rõ nhiệm vụ, đầu mối chủ trì, nguồn lực và thời hạn hoàn thành cụ thể; Hoàn thành triển khai Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh trên cơ sở hợp nhất Cổng dịch vụ công và Hệ thống một cửa điện tử; đồng thời đề nghị doanh nghiệp cung cấp giải pháp công nghệ nâng cấp, cập nhật lên phiên bản mới nhất.

Ban hành văn bản giao chỉ tiêu tỷ lệ hồ sơ trực tuyến tới người đứng đầu từng cơ quan, đơn vị thuộc bộ, tỉnh năm 2023; Thí điểm một số dịch vụ không tiếp nhận bản giấy, một số ngày không tiếp nhận bản giấy; Triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên thiết bị di động bảo đảm thuận tiện cho người dân truy cập, sử dụng; Chỉ đạo Tổ công nghệ số cộng đồng tích cực “đi từng ngõ, gõ từng nhà, hướng dẫn từng người” sử dụng dịch vụ công trực tuyến…

Tháng 9/2023 là thời hạn các bộ, tỉnh cần hoàn thành việc rà soát lại các thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến, ưu tiên 25 dịch vụ công thiết yếu có nhiều người sử dụng. Việc này nhằm đơn giản hóa, tái cấu trúc lại quy trình thực hiện, lược bỏ các bước trung gian không cần thiết, lược bỏ các thành phần hồ sơ đã có trong cơ sở dữ liệu để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân khi tiếp cận, thực hiện.

Nội dung bảo đảm sẵn sàng chức năng ký số từ xa trên cổng dịch vụ công và thúc đẩy người dân sử dụng để thực hiện dịch vụ công trực tuyến, theo đề nghị của Bộ TT&TT, thời hạn cần hoàn thành là tháng 12/2023.

PV


Ý kiến bạn đọc


Các giải pháp đảm bảo cung cấp điện 6 tháng cuối năm 2024

(VnMedia) - Để đảm bảo cung ứng điện cho hệ thống điện Quốc gia, đặc biệt tại khu vực miền Bắc trong các tháng còn lại của năm 2024, Cục Điều tiết Điện lực đã đưa ra 4 nhóm giải pháp.

Ứng dụng phổ biến trên iOS/Android bị hack, hàng triệu số điện thoại di động bị đánh cắp

(VnMedia) - Được thiết kế để giúp người dùng đưa ra yêu cầu xác thực hai yếu tố (2FA) dễ dàng hơn khi đăng nhập vào một ứng dụng, tuy nhiên ứng dụng Authy của Twilio dành cho cả hệ điều hành iOS và Android lại bị tin tặc xâm nhập bất hợp pháp...

Nhiều người vẫn "sập bẫy" làm cộng tác viên thanh toán đơn hàng online

(VnMedia) - Dù đã có nhiều cảnh báo, nhưng nhiều người vẫn bị lừa bởi chiêu trò làm cộng tác viên online kiếm tiền trên mạng. Đa phần đó là những phụ nữ đang nuôi con nhỏ, hiện ở nhà không có việc làm, sinh viên có nhu cầu kiếm thêm thu nhập...

Giá vàng thế giới liên tục trồi sụt, vàng nhẫn tăng lên mức cao 

(VnMedia) - Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (5/7), giá vàng giao ngay tại thị trường New York lại đảo chiều đi xuống. Trong nước, chiều qua, giá vàng nhẫn tròn trơn của Bảo Tín Minh Châu tiếp tục tăng vượt xa mức 76 triệu đồng/lượng.

Công nghệ vận hành đứng trước nguy cơ gia tăng đe dọa tấn công mạng

(VnMedia) - Gần một phần ba (31%) các tổ chức công nghệ vận hành (OT) ghi nhận hơn 6 vụ xâm nhập trong năm ngoái, tăng 11% so với năm trước…