Diễn đàn cấp cao về công nghiệp 4.0 2023: Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

0
0

- Ngày 14/6, Diễn đàn cấp cao thường niên về công nghiệp 4.0 năm 2023 đã chính thức được khai mạc. Sự kiện gắn với triển khai Nghị quyết 29 về công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Từ năm 2018, được sự đồng ý của đồng chí Thường trực Ban Bí thư, Ban Kinh tế Trung ương chủ trì, phối hợp các bộ, ngành Trung ương và cơ quan liên quan tổ chức thường niên Diễn đàn cấp cao về Công nghiệp 4.0. Diễn đàn là sự kiện quốc tế có uy tín và quy môn lớn, được tổ chức định kỳ hàng năm gắn với việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Đảng.

Tiếp nối thành công của Diễn đàn công nghiệp 4.0 đã được tổ chức trong những năm qua, Ban Kinh tế Trung ương đã chủ trì, tổ chức Diễn đàn cấp cao thường niên về Công nghiệp 4.0 năm 2023 “Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” gắn với triển khai thực hiện Nghị quyết 29 về công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Sự kiện bao gồm 01 Phiên Diễn đàn cấp cao, 4 hội thảo chuyên đề; 1 triển lãm công nghệ 4.0 và 1 phiên Tọa đàm và khảo sát thực tế tại địa phương.

 

Hội thảo có 6 báo cáo chính với nội dung tập trung vào: Phát triển ngành công nghiệp công nghệ số; Chuyển đổi số trong sản xuất: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị cho Việt Nam; Ứng dụng IoT trong tối ưu sản xuất; Công nghệ 4.0 trong sản xuất: thúc đẩy nâng cao giá trị doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh; Thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp công nghệ số với giải pháp Make in Vietnam; Giải pháp quản lý và điều hành sản xuất thông minh (MoM) thế hệ mới: Nâng cao năng suất và năng lực cạnh tranh. Tiếp đó, Hội thảo còn có phiên thảo luận mở về nâng cao năng lực sản xuất thông minh, phát triển ngành công nghiệp nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong hành động của cả hệ thống chính trị và xã hội về tiếp tục đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước trong tình hình mới.

Phát biểu tại hội thảo chuyên đề “Nâng cao năng lực sản xuất thông minh và phát triển ngành công nghiệp công nghệ số theo định hướng Make in Viet Nam” - 1 trong 4 hội thảo chuyên đề trong khuôn khổ Diễn đàn cấp cao về công nghiệp 4.0 năm 2023, ông Nguyễn Thiện Nghĩa, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Công nghiệp ICT, Bộ TT&TT cho biết, Việt Nam đang ở giai đoạn gia công lắp ráp và bắt đầu chuyển sang làm sản phẩm tích hợp.

Ông Nguyễn Thiện Nghĩa nhận định, công nghiệp hóa thực sự là quá trình dài và cần sự kiên trì. Kinh nghiệm từ các quốc gia châu Á đã thành công trong phát triển công nghiệp ICT, cơ bản quá trình phát triển công nghiệp gồm 3 giai đoạn: Giai đoạn gia công lắp ráp sẽ tận dụng ưu thế lao động dồi dào, trình độ chưa đồng đều nhưng chi phí cạnh tranh; giai đoạn làm sản phẩm tích hợp, từng bước tham gia chuỗi cung ứng, quản lý sản xuất và tối ưu hóa quy trình; giai đoạn làm sản phẩm, tự chủ một số công nghệ lõi.

Với 3 quá trình trên, theo ông Nguyễn Thiện Nghĩa, Việt Nam đang ở giai đoạn gia công lắp ráp và bắt đầu làm sản phẩm tích hợp. Sản xuất thông minh sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp các doanh nghiệp Việt tự động hóa các quy trình, tối ưu hóa chi phí sản xuất và nhanh chóng có sản phẩm đến người dùng.

Theo ông Nguyễn Thiện Nghĩa, trong 3 năm qua, lĩnh vực công nghiệp ICT Việt Nam đã chứng kiến sự phát triển khởi sắc của các doanh nghiệp trong nước. Các doanh nghiệp như Viettel Manufacturing, VNPT Technology, Trung Nam EMS… đã có hoạt động sản xuất thông minh, cung cấp dịch vụ sản xuất thông minh và từng bước làm các sản phẩm tích hợp. “Chúng tôi đánh giá rất cao các doanh nghiệp Việt Nam đã chủ động xác định thị trường, phân khúc phù hợp và có bước đầu tư công nghệ bài bản, lâu dài.

Tại Hội thảo, chia sẻ quan điểm của VNPT, bà Phan Thị Thanh Ngọc, chuyên gia tư vấn chuyển đổi số của Công ty Công nghệ thông tin VNPT-IT thuộc Tập đoàn VNPT, cho rằng, để phát triển công nghiệp công nghệ số Việt Nam nhanh và bền vững, cần có sự kết hợp giữa sức mạnh tự cường và khả năng hợp tác quốc tế, giữa nhà nước mạnh và thị trường mạnh.

bà Phan Thị Thanh Ngọc, chuyên gia tư vấn chuyển đổi số của VNPT-IT, thuộc Tập đoàn VNPT.
bà Phan Thị Thanh Ngọc, chuyên gia tư vấn chuyển đổi số của VNPT-IT, thuộc Tập đoàn VNPT.

Cùng với đó, cần tập trung vào các giá trị cốt lõi của công nghệ số, đó là doanh nghiệp, chất lượng và nguồn nhân lực. Cụ thể, doanh nghiệp công nghệ số phải là trung tâm, lấy chất lượng và thương hiệu Make in Viet Nam làm nền tảng, và nguồn nhân lực tài năng phải được coi là yếu tố then chốt.

Đại diện đến từ VNPT-IT đưa ra 5 đề xuất về chính sách phát triển ngành công nghiệp công nghệ số Việt Nam, đó là chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp và chính sách kiểm soát chất lượng sản phẩm dịch vụ công nghệ số Make in Viet Nam; xúc tiến, thúc đẩy nhu cầu; thu hút vốn đầu tư FDI; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực công nghệ số.

Phạm Lê


Ý kiến bạn đọc


Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 26/7, ông Nguyễn Trọng Trường, đại diện gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư tại Lễ Truy điệu.

Bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư

(VnMedia) - VnMedia xin đăng tải toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ngô Thị Mận.

Nhớ về một người Cộng sản chân chính

(VnMedia)- Mỗi khi nghĩ về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là trong tôi hiện lên hình ảnh một người Cộng sản chân chính. Và, lúc này, tôi lại nhớ đến câu chuyện mẹ tôi vẫn kể trong những năm tháng bà còn sống về cha tôi - một người Cộng sản...

Cảnh báo chiêu trò lừa đảo tuyển người mẫu, cầu thủ nhí trên không gian mạng

(VnMedia) - Bộ Công an vừa phát đi cảnh báo về chiêu trò lừa đảo tuyển mẫu nhí, cầu thủ nhí, người đại diện thương hiệu nhằm chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng.

Giá vàng đảo chiều tăng mạnh

(VnMedia) - Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (24/7), giá vàng giao ngay tại thị trường New York đã đảo chiều tăng mạnh hơn 13 USD/ounce. Trong nước, chiều qua, giá vàng miếng SJC vẫn duy trì ở mốc gần 80 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra.