100% thuê bao Internet Việt Nam sẽ hoạt động với IPv6

0
0

- Một trong những mục tiêu của chương trình IPv6 For Gov được đặt ra trong giai đoạn 2023 - 2025 đó là chuyển đổi toàn bộ Internet Việt Nam sang IPv6, 100% thuê bao Internet Việt Nam hoạt động với IPv6 (Fixed, Mobile)…

Ngày 28/3, Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) - Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức hội nghị tổng kết giai đoạn 1 chương trình IPv6 For Gov, triển khai nhiệm vụ 2023 và giai đoạn 2023 - 2025.

Ngày 14/01/2021, Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TTTT) đã chính thức ban hành Chương trình IPv6 For Gov giai đoạn 2021-2025, giao Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) chủ trì thực hiện. Chương trình IPv6 For Gov có hai giai đoạn:

- Giai đoạn 1 (2021-2022) với mục tiêu chính: 50% Bộ, ngành, địa phương ban hành kế hoạch IPv6 và chuyển đổi thành công IPv6 cho Cổng Thông tin điện tử (TTĐT), dịch vụ công (DVC).

- Giai đoạn 2 (2023-2025) với mục tiêu chính: 100% Bộ, ngành, địa phương ban hành kế hoạch IPv6 và chuyển đổi thành công IPv6 cho Cổng TTĐT, DVC.

Trong suốt giai đoạn vừa qua, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tiên phong, đồng hành cùng các Bộ, ngành, địa phương xúc tiến, hỗ trợ và đảm bảo cho việc thực hiện thành công toàn bộ quá trình chuyển đổi IPv6 cho mạng lưới, dịch vụ CNTT của cơ quan nhà nước (CQNN) .

Thứ trưởng Phạm Đức Long phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị
Thứ trưởng Phạm Đức Long phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị

Giai đoạn 1 (2021-2022) của Chương trình IPv6 For Gov đã đạt và vượt nhiều mục tiêu đề ra

- 94% Bộ, ngành, địa phương đã ban hành kế hoạch chuyển đổi IPv6 (vượt 88% so với mục tiêu Giai đoạn 1).

- 78% Bộ, ngành, địa phương đã chuyển đổi thành công IPv6 cho Cổng TTĐT, dịch vụ công (vượt 55% so với mục tiêu Giai đoạn 1).

- Đào tạo nguồn nhân lực: Mục tiêu đào tạo 500 chuyên gia IPv6 trong 5 năm; Qua 02 năm, đã đào tạo 1318 cán bộ/chuyên gia IPv6 (gấp 2,6 lần mục tiêu 5 năm).

Kết quả giai đoạn 1 Chương trình IPv6 For Gov đã cho thấy sự nỗ lực của Bộ TT&TT cũng như các Bộ, ngành địa phương trong việc chuyển đổi mạng Internet Việt Nam sang IPv6. Đây cũng là tiền đề quan trọng để bước vào giai đoạn 2 của Chương trình (2023-2025).

Giai đoạn 2 Chương trình IPv6 For Gov: 100% Bộ, ngành, địa phương chuyển đổi IPv6 thành công cho hạ tầng mạng, dịch vụ CNTT và sẵn sàng triển khai thuần IPv6 (IPv6 only).

Giai đoạn 2023-2025, Chương trình IPv6 For Gov sẽ tập trung và hoàn thành chuyển đổi IPv6 cho Trung tâm dữ liệu, mạng WAN, các phần mềm, ứng dụng; triển khai thí điểm hoạt động thuần IPv6 (IPv6 only) cho một số khu vực, dịch vụ. Mục tiêu hướng tới 100% Bộ, ngành, địa phương chuyển đổi IPv6 thành công cho hạ tầng mạng, dịch vụ CNTT và sẵn sàng triển khai IPv6 only.

Để đạt được mục tiêu này, Thứ trưởng Phạm Đức Long đã chỉ đạo Tập đoàn VNPT, Tập đoàn Viettel đồng bộ, triệt để kích hoạt dịch vụ IPv6, hỗ trợ các CQNN chuyển đổi thành công IPv6 cho cổng thông tin, cổng dịch vụ công và mạng truy cập của các CQNN; các doanh nghiệp chủ động cung cấp các gói dịch vụ vụ tư vấn, chuyển đổi IPv6 cho hạ tầng mạng, dịch vụ CNTT… cho CQNN.

 Toàn cảnh Hội nghị
Toàn cảnh Hội nghị

Các doanh nghiệp cần quyết liệt triển khai để hoàn thành mục tiêu IPv6 quốc gia (2023-2025)

Năm bản lề 2023, Bộ TT&TT đặt mục tiêu vượt bậc trong công tác chuyển đổi IPv6 cho Internet Việt Nam, với mục tiêu bứt phá đạt tỉ lệ sử dụng IPv6 60-70%. Bên cạnh sự nỗ lực của các Bộ, ngành, địa phương theo chương trình IPv6 For, để đạt được các mục tiêu chuyển đổi IPv6 quốc gia (đến năm 2025, 100% người sử dụng truy cập Internet quốc gia), các doanh nghiệp CNTT cần đẩy mạnh, quyết liệt triển khai, đặc biệt là nhóm các doanh nghiệp chủ đạo (Tập đoàn VNPT, Tập đoàn Viettel, FPT Telecom, MobiFone). Đây là các doanh nghiệp đang cung cấp 96% dịch vụ cho người dùng Internet Việt Nam. Song song với đó là các doanh nghiệp ISP, Mobile, IDC, Cloud, nội dung số.

Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Đức Long cũng đã chỉ đạo các Bộ ngành địa phương quyết liệt thực hiện chuyển đổi. Đây là vấn đề sống còn để thực hiện kế hoạch phát triển chính phủ số, chuyển đổi số quốc gia. Giao nhiệm vụ cho các doanh nghiệp đi đầu, hỗ trợ các Bộ nganh địa phương chuyển đổi hạ tầng, dịch vụ, có lộ trình cụ thể để chuyển đổi cho các thuê bao đầu cuối còn lại chưa hỗ trợ IPv6, phấn đấu hoàn thành mục tiêu quốc gia.

Trong thời gian tới VNNIC cần tiếp tục hoạt động tuyên truyền, đào tạo, hỗ trợ và giám sát quá trình chuyển đổi, xây dựng kế hoạch cụ thể để thực hiện, tham mưu tư vấn lãnh đạo Bộ các vấn đề chính sách, và chủ trương nhằm thúc đẩy chuyển đổi, hoàn thành mục tiêu chương trình IP 4G quốc gia và duy trì tăng thức hạng chuyển đổi quốc gia.

Giai đoạn 2023-2025, mục tiêu Chuyển đổi toàn bộ Internet Việt Nam sang IPv6, 100% thuê bao Internet Việt Nam hoạt động với IPv6 (Fixed, Mobile); 100% doanh nghiệp IDC, Cloud, Hosting, nội dung số… cung cấp dịch vụ trên nền IPv6; Triển khai IPv6 only, IPv6 cho 5G, Cloud, IoT và nghiên cứu triển khai IPv6+.

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Tổng giám đốc VNPT Nguyễn Nam Long cho hay, thực hiện Chương trình IPv6 For Gov, hệ thống cổng thông tin điện tử do Tập đoàn VNPT hỗ trợ, triển khai kỹ thuật đều đã hoàn toàn chuyển sang IPv6. Trong số 29 cổng dịch vụ công, đã có 23 cổng chuyển hoàn toàn sang IPv6, chiếm 79%. Trong năm 2023 và các năm tiếp theo, VNPT cùng với các cổng thông tin điện tử và cổng dịch vụ công sẽ chuyển sang 100% sử dụng IPv6. Về cung cấp kênh truyền cho các Bộ, Ban, ngành, địa phương, VNPT cũng đã cung cấp 44 kênh truyền cho cổng thông tin điện tử, khoảng 50 kênh truyền cho cổng dịch vụ công. Đã có 33/44 kênh sử dụng IPv6. Đến quý 2/2023, VNPT sẽ kích hoạt toàn bộ IPv6 cho 100% cổng thông tin điện tử và cổng dịch vụ công cho các Bộ, Ban, ngành địa phương...

Phó Tổng giám đốc VNPT Nguyễn Nam Long phát biểu tại Hội nghị tổng kết giai đoạn 1 chương trình IPv6 For Gov

Kết quả IPv6 Việt Nam:

Tính đến tháng 12/2022, tỷ lệ sử dụng IPv6 Việt Nam đạt 53%, thứ 10 toàn cầu với hơn 65 triệu thuê bao IPv6 (FTTH, Mobile).

Chương trình IPv6 For Gov

Chương trình IPv6 For Gov định hướng, thúc đẩy, hỗ trợ cơ quan nhà nước chuyển đổi IPv6 thành công trên mạng lưới, dịch vụ, song song với quy hoạch nâng cấp, hiện đại hóa hệ thống CNTT, kết nối Internet, cổng thông tin điện tử, cổng dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước một cách thống nhất, đồng bộ, hiện đại để đảm bảo an toàn thông tin, phát triển hạ tầng số, phục vụ tốt cho người dân, doanh nghiệp về nhu cầu truy cập, sử dụng dịch vụ cơ quan nhà nước qua IPv6. Tăng cường tỷ lệ sử dụng IPv6 trong cơ quan nhà nước tương đương với tỷ lệ sử dụng IPv6 chung trên mạng Internet Việt Nam, phù hợp với xu thế chuyển đổi công nghệ IPv6 chung của thế giới.

Phạm Lê

Ý kiến bạn đọc


Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 26/7, ông Nguyễn Trọng Trường, đại diện gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư tại Lễ Truy điệu.

Bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư

(VnMedia) - VnMedia xin đăng tải toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ngô Thị Mận.

Nhớ về một người Cộng sản chân chính

(VnMedia)- Mỗi khi nghĩ về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là trong tôi hiện lên hình ảnh một người Cộng sản chân chính. Và, lúc này, tôi lại nhớ đến câu chuyện mẹ tôi vẫn kể trong những năm tháng bà còn sống về cha tôi - một người Cộng sản...

Cảnh báo chiêu trò lừa đảo tuyển người mẫu, cầu thủ nhí trên không gian mạng

(VnMedia) - Bộ Công an vừa phát đi cảnh báo về chiêu trò lừa đảo tuyển mẫu nhí, cầu thủ nhí, người đại diện thương hiệu nhằm chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng.

Giá vàng đảo chiều tăng mạnh

(VnMedia) - Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (24/7), giá vàng giao ngay tại thị trường New York đã đảo chiều tăng mạnh hơn 13 USD/ounce. Trong nước, chiều qua, giá vàng miếng SJC vẫn duy trì ở mốc gần 80 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra.