Bốn xu hướng mới của ngành viễn thông trong năm 2023

0
0

- Năm 2023 có thể sẽ là một năm đầy sóng gió và biến động đối với lĩnh vực viễn thông. Ông Vikram Rao, Trưởng bộ phận Khách hàng Doanh nghiệp, AWS khu vực Đông Nam Á đã có những dự đoán về xu hướng sẽ định hình trong năm nay.

Chú trọng hơn vào dữ liệu

Các doanh nghiệp viễn thông như T-Mobile, Globe Telecom tại Philippines và Telia tại Bắc Âu đã khai thác dữ liệu và trí tuệ nhân tạo (AI) để nâng cao trải nghiệm khách hàng và tự động hóa các chiến dịch. Tuy nhiên, thị trường này vẫn còn rất nhiều tiềm năng chưa được khai thác.

Các doanh nghiệp viễn thông có hàng đại dương dữ liệu, nhưng phần lớn nằm rải rác và bị cô lập. Chẳng hạn như, dữ liệu vận hành được lưu trữ trên nhiều công nghệ cũ, như 3G hoặc 4G và các nền tảng khác nhau, bao gồm hệ thống hỗ trợ vận hành (OSS) và hệ thống hỗ trợ kinh doanh (BSS).

Hơn nữa, nhiều Nhà cung cấp phần mềm độc lập (ISV) trong chuỗi giá trị viễn thông cất giữ dữ liệu của riêng họ trong các hệ thống đóng. Vì vậy, việc hợp nhất, quản lý và chia sẻ dữ liệu trong toàn tổ chức trở nên khó khăn.

Kiến trúc dữ liệu dạng lưới (data mesh architecture) có thể góp phần giải phóng dữ liệu viễn thông. Lưới dữ liệu cho phép xử lý một bộ dữ liệu phân miền (domain-driven) như một sản phẩm và giao quyền chủ sở hữu cho các bộ phận hiểu rõ về dữ liệu. Sau đó, dữ liệu được đưa vào một catalog tập trung, để có thể khai thác nhằm mục tiêu tạo ra các kết quả kinh doanh quan trọng.

Lưới dữ liệu cũng đảm bảo cung cấp các công cụ phù hợp cho công việc của các đơn vị kinh doanh. Ví dụ như lưới dữ liệu cho phép các nhà khoa học phi dữ liệu xây dựng, đào tạo và triển khai các mô hình máy học (ML), tăng cường áp dụng ML trong toàn tổ chức, giúp đẩy nhanh quá trình đổi mới sáng tạo và làm phong phú thêm trải nghiệm khách hàng.

Ông Vikram Rao, Trưởng bộ phận Khách hàng Doanh nghiệp, AWS khu vực Đông Nam Á
Ông Vikram Rao, Trưởng bộ phận Khách hàng Doanh nghiệp, AWS khu vực Đông Nam Á

Ưu tiên hàng đầu tính bền vững, chi phí năng lượng

Trong bối cảnh chi phí năng lượng ngày càng tăng, việc giảm sử dụng năng lượng và nâng cao tính bền vững sẽ trở thành ưu tiên hàng đầu; và cách tiếp cận dựa trên dữ liệu sẽ bổ trợ cho những nỗ lực này.

Lưu lượng dữ liệu không có tính liên tục, vì vậy kể cả trong thời gian lưu lượng đỉnh vẫn có thể đưa các thành phần khác nhau của RAN vào chế độ ngủ trong thời gian ngắn để giảm mức tiêu thụ năng lượng. Ví dụ, một nhà khai thác di động ở Úc đã cắt giảm được hơn 7% mức tiêu thụ điện năng chỉ bằng cách tắt biểu tượng bộ khuếch đại công suất tại một trạm mà không làm giảm chất lượng dịch vụ. Các ứng dụng dữ liệu và AI/ML có thể giúp các doanh nghiệp viễn thông sử dụng các dịch vụ thông minh để giám sát và tự động hóa quy trình này.

Dịch chuyển sang đám mây sẽ tiết kiệm thêm năng lượng. Nhiều nghiên cứu được thực hiện bởi công ty phân tích quốc tế 451 Research, một bộ phận của S&P Global Intelligence, đã cho thấy việc đưa các ứng dụng tại chỗ lên đám mây AWS có thể giảm gần 80% lượng khí thải carbon của ứng dụng.

Chúng ta đã chứng kiến các doanh nghiệp viễn thông như Vilma , Spark New Zealand và DISH có trụ sở tại Thụy Điển tận dụng tiềm năng của đám mây. Ngoài ra, những đổi mới sáng tạo trong bộ xử lý lõi 5G có thể giảm mức sử dụng năng lượng. Ví dụ, tại Nhật Bản, NTT DOCOMO và NEC đã giảm được trung bình 72% mức tiêu thụ năng lượng so với các bộ xử lý x86 hiện tại.

Phát triển hệ sinh thái 5G với số lượng đối tác lớn hơn khi các mạng được phổ biến

Theo ông Vikram Rao, năm 2023 sẽ đánh dấu sự khởi đầu của gia tăng doanh thu từ 5G. Theo các báo cáo của GSMA, 34 trong số 50 quốc gia Châu Âu đã triển khai 5G, cùng với 14 quốc gia tại Châu Á Thái Bình Dương. Thiết bị đầu cuối cũng đang dần theo kịp: các mẫu điện thoại thông minh hàng đầu trong vài năm qua đều hỗ trợ 5G. 

Tại Việt Nam, ngay sau khi được cấp phép, 5G sẽ sớm được phủ sóng tại các khu công nghệ cao, trung tâm nghiên cứu, khu công nghiệp có nhu cầu ứng dụng 5G. Đến năm 2025, đa số người dân sẽ được phủ sóng 5G và đến năm 2030, toàn bộ dân số sẽ được phủ sóng 5G.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Rào cản cuối cùng để hiện thực hóa tiềm năng của 5G là hệ sinh thái - các mối quan hệ đối tác liên ngành và đa chức năng cần thiết để tạo ra các dịch vụ 5G và giảm bớt các rào cản đối với xây dựng và quản lý mạng 5G.

Mạng riêng vô tuyến riêng có tiềm năng rất lớn trong việc tạo ra các phương án sử dụng trong thị trường 5G. Theo ước tính của IDC, tổng thị trường tiềm năng (TAM) của mạng riêng vô tuyến LTE/5G sẽ đạt 8,3 tỷ USD vào năm 2026.

Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện chậm hơn dự kiến, một phần là do việc lập kế hoạch, xây dựng, triển khai và quản lý một mạng riêng là khá phức tạp và có chi phí cao. Vào năm 2023, chúng tôi dự kiến sẽ có nhiều doanh nghiệp viễn thông hơn thiết lập quan hệ đối tác để tăng cường ứng dụng 5G, tương tự như cách Verizon và Vodafone đã hợp tác để đẩy nhanh điện toán biên.

Các doanh nghiệp viễn thông tự chuyển đổi

Sự chuyển đổi nhanh chóng của các nhà mạng viễn thông (telcos) thành nhà mạng công nghệ “tech-cos”, theo đó các doanh nghiệp viễn thông chuyển đổi mối quan hệ với khách hàng và cách thức vận hành để tạo ra cơ hội doanh thu mới.

Trước hết, các doanh nghiệp viễn thông cần chuyển đổi từ nhà cung cấp kết nối thành nhà cung cấp dịch vụ số, tận dụng khai thác mạng lưới để làm phong phú thêm quan hệ với khách hàng. Ví dụ, nhà mạng Hàn Quốc SK Telecom đang chuyển mình thành một công ty AI.

Nhà mạng Swisscom của Thụy Sĩ đang tăng cường giá trị mang lại cho khách hàng bằng cách đào tạo nhân viên kỹ thuật và thương mại để tư vấn cho khách hàng về hành trình đám mây của họ. Viettel, một trong những doanh nghiệp viễn thông hàng đầu tại Việt Nam, đã công bố sứ mệnh mới về tiên phong kiến tạo xã hội số và chuyển đổi từ nhà cung cấp dịch vụ viễn thông sang nhà cung cấp dịch vụ số.

Thứ hai, các doanh nghiệp viễn thông cần khai thác vận hành mạng lưới của mình như một nền tảng. Nhờ đó, các doanh nghiệp viễn thông sẽ có phương pháp mới để kinh doanh mạng lưới, tạo ra MVNO mới chỉ trong vòng vài ngày, một bộ phận có thể hoạt động có lãi với chỉ 10.000 thuê bao.

Không dễ dàng để có thể nắm bắt bốn xu hướng này, vì quá trình này đòi hỏi nâng cao kỹ năng và đào tạo cho nhân viên, nhưng quan trọng hơn nữa là sự cam kết của lãnh đạo. Tuy nhiên, các doanh nghiệp viễn thông thực hiện thay đổi sẽ có điều kiện và lợi thế tốt hơn để tạo cơ hội tăng trưởng mới và thích ứng với sáng tạo mới.

Phạm Lê


Ý kiến bạn đọc


Giá vàng thế giới tăng cao, vàng nhẫn vượt xa mốc 76 triệu đồng/lượng

(VnMedia) - Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (4/7), giá vàng giao ngay tại thị trường New York đã đảo chiều tăng cao. Trong nước, chiều qua, giá vàng nhẫn tròn trơn của Bảo Tín Minh Châu tiếp tục tăng và vượt qua xa mốc 76 triệu đồng/lượng.

Cảnh báo: Lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học

(VnMedia) - Lợi dụng tình trạng nhiều khách hàng gặp khó khăn khi cập nhật sinh trắc học trên các ứng dụng, kẻ xấu giả danh cán bộ ngân hàng vờ hỗ trợ cài đặt sinh trắc học để lừa đảo, chiếm đoạt tiền trong tài khoản của nạn nhân.

Đã có 8,8 triệu lượt khách quốc đến đến Việt Nam 6 tháng đầu năm 2024

(VnMedia)- Tính chung sáu tháng đầu năm 2024, khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 8,8 triệu lượt người, tăng 58,4% so với cùng kỳ năm trước và tăng 4,1% so với cùng kỳ năm 2019 - năm chưa xảy ra dịch Covid-19...

Hà Nội nâng cao hiệu quả ứng dụng Công dân Thủ đô số

(VnMedia) - Thành phố Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, Đề án 06 trong mọi mặt của công tác chỉ đạo điều hành; Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao hiệu quả ứng dụng Công dân Thủ đô số (iHaNoi)…

Trưng bày trên 400 sản phẩm giúp người tiêu dùng nhận diện hàng thật - giả

(VnMedia) - Với chủ đề “Nhận diện Thực phẩm thật - giả”, phòng trưng bày Tổng cục QLTT trưng bày trên 400 sản phẩm, điểm nhấn chính là các loại lương thực, thực phẩm như gạo Ông Cua, gạo Ngon Nhất, gạo Séng Cù, đậu tương, sữa bột Pediasure…