Báo cáo Ngôn ngữ Duolingo 2022: Người Việt dành 15 phút mỗi ngày để học ngoại ngữ

0
0

- Lần đầu thực hiện Báo cáo Ngôn ngữ dành riêng cho thị trường Việt Nam năm 2022, nền tảng học ngoại ngữ Duolingo cho thấy tiếng Anh và tiếng Trung tiếp tục là hai ngôn ngữ phổ biến nhất với người dùng tại Việt Nam. Việt Nam là quốc gia duy nhất trong số 10 thị trường lớn nhất của Duolingo có 5 ngôn ngữ hàng đầu đến từ các ngữ hệ khác nhau…

Theo Báo cáo Ngôn ngữ của Duolingo vào năm 2022, những người học ngoại ngữ đã quay trở lại với lịch trình và thói quen trước đại dịch và cách họ tiếp cận việc học ngoại ngữ đã có nhiều thay đổi. Nhờ vào ngôn ngữ, người học có thể tìm hiểu về các chủ đề mới như lịch sử, văn hóa đại chúng, hay các sự kiện quốc tế. Và với người học ngôn ngữ ở Việt Nam, nơi ứng dụng Duolingo đã trở nên hết sức phổ biến, điều này cũng không ngoại lệ.

Người dùng Việt học ngôn ngữ 15 phút mỗi ngày trên Duolingo
Người dùng Việt học ngôn ngữ 15 phút mỗi ngày trên Duolingo

Tiếng Anh và tiếng Trung tiếp tục là hai ngôn ngữ phổ biến nhất

Hai ngôn ngữ hàng đầu được người dùng Duolingo tại Việt Nam học là tiếng Anh và tiếng Trung. Có thể nói, xu hướng học ngôn ngữ của người học tại Việt Nam có tính nhất quán cao. Trong cả hai năm 2021 và 2022, Tiếng Anh đứng vị trị đầu bảng, theo sau là tiếng Trung Quốc xếp ởvị trí thứ hai.

Về số lượng người học, tiếng Việt đứng ở vị trí thứ ba. Điều này cho thấy có nhiều người nước ngoài tới Việt Nam để du lịch hoặc làm việc đã nhận thấy giá trị của việc học tiếng địa phương.

Trong khi tiếng Anh và tiếng Trung là hai ngôn ngữ phổ biến nhất ở tất cả các nhóm tuổi tại Việt Nam, thì vị trí thứ 3 lại có sự khác biệt và điều này nói lên khá nhiều điểm thú vị về người học tại Việt Nam

Và tiếng Hàn là ngôn ngữ phổ biến thứ ba đối với nhóm người học trong độ tuổi 13-29 tại Việt Nam. Trong nhóm người học ở độ tuổi 13-29, tiếng Hàn là ngôn ngữ phổ biến thứ ba, phản ánh sự nổi tiếng của văn hóa Hàn Quốc trong giới trẻ Việt Nam.

Đối với những người dùng từ 30 tuổi trở lên, điều đáng ngạc nhiên là tiếng Việt lại là ngôn ngữ đứng thứ 3 vàthường được học bằng tiếng Anh. Điều này cho thấy nhu cầu học tiếng Việt của du khách, lao động người nước ngoài, và doanh nhân từ khắp nơi trên thế giới đang sinh sống tại Việt Nam là rất lớn.

Người dùng Việt Nam coi trọng giá trị lâu dài của việc học

Với những người mới bắt đầu học ngôn ngữ ở Việt Nam, rèn luyện trí não (29%) được cho là động lực hàng đầu. Con số này cao hơn nhiều so với những ghi nhận ở bất kỳ thị trường lớn nào khác của Duolingo, và Ấn Độ đứng ở vị trí thứ hai với chỉ 17%. Từ dữ liệu này, có thể kết luận người học Việt Nam rất quan tâm đến việc cải thiện bản thân và giữ cho trí não luôn nhạy bén.

Rèn luyện trí não và Phục vụ việc học tập ở trường là hai động lực hàng đầu của người học ngôn ngữ tại Việt Nam.

Phục vụ việc học tập ở trường (24%) là lý do phổ biến thứ hai khiến người Việt Nam học ngôn ngữ. Những người trẻ tuổi thường chọn sử dụng các công cụ miễn phí, dễ tiếp cận như Duolingo để bổ sung thêm những gì họ đã và đang học tại trường. Điều này có thể do nhu cầu học tập trong môi trường quốc tế là khá lớn đối với học sinh sinh viên Việt Nam. Bên cạnh đó, số lượng người Việt tham gia thi Duolingo English Test - DET (Bài kiểm tra tiếng Anh trực tuyến của Duolingo - tạm dịch), tăng hơn 100% hàng năm.

Không chỉ giới hạn ở các thành phố lớn, học sinh Việt Nam ở hơn 125 thành phố trên khắp thế giới đã thi chứng chỉ DET vào năm 2022, và sử dụng kết quả này để đăng ký vào các chương trình học tại gần 30 quốc gia. Các trường đại học được sinh viên Việt Nam nộp hồ sơ nhiều nhất là Đại học Công nghệ Swinburne (Úc), Đại học Bang Arizona (Mỹ) và Đại học DePauw (Mỹ). Mỹ là quốc gia được sinh viên Việt Nam quan tâm đi du học nhất.

Động lực phổ biến thứ ba để học một ngôn ngữ mới là gia đình và giá trị di sản (11%). Thông qua đây, người Việt cho thấy họ đánh giá cao sức mạnh của ngôn ngữ trong việc kết nối với những người thân yêu.

Không còn ở trong top đầu về động lực học ngoại ngữ, Du lịch chỉ chiếm 9% lý do trong số nhữngngười mới học ngôn ngữ ở Việt Nam. Bất chấp việc nới lỏng các hạn chế di chuyển quốc tế sau hai năm đại dịch, người học Việt Nam vẫn do dự trong việc học ngôn ngữ mới chỉ để đi du lịch. Thay vào đó, họ thích tìm kiếm những lợi ích lâu dài hơn từ việc học ngôn ngữ, ví dụ như cải thiện khả năng nhận thức (cognitive health) và kết nối ở tầng sâu sắc hơn với bạn bè và gia đình trên khắp thế giới.

Trong khi “du lịch” được coi là động lực chính của những người học mới trên khắp thế giới, thì người học Duolingo ở Việt Nam lại ít coi “du lịch” là động lực chính trong năm 2022.

Phạm Lê


Ý kiến bạn đọc


Thủ tướng yêu cầu hoàn thành thanh tra, kiểm tra thị trường vàng trong tháng 5

(VnMedia) - Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng nhà nước Việt Nam khẩn trương thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra thị trường vàng theo đúng ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ tại các văn bản có liên quan, hoàn thành trong tháng 5/2024.

Tính năng Quick Assist của Microsoft bị lạm dụng trong các cuộc tấn công ransomware

(VnMedia) - Nhóm Tình báo mối đe dọa của Microsoft cho biết đã phát hiện một tác nhân đe dọa, được theo dõi dưới tên Storm-1811, đang lạm dụng công cụ quản lý khách hàng Quick Assist để nhắm mục tiêu vào người dùng trong các cuộc tấn công kỹ thuật xã hội (social engineering).

Nhà đầu tư đua nhau mua vào, giá vàng bật tăng mạnh mẽ

(VnMedia) - Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (18/5 - theo giờ Việt Nam), giá vàng giao ngay tại thị trường New York đã đảo chiều tăng mạnh mẽ sau phiên giảm trước đó. Trong khi đó, cuối phiên giao dịch hôm qua, 17/5, giá vàng miếng SJC của Công ty TNHH MTV vàng bạc đá quý Sài Gòn vẫn duy trì ở mức 90 triệu đồng/lượng.

Nhanh chóng và nhiều tiện lợi, thanh toán không dùng tiền mặt lên ngôi

(VnMedia) - Nghiên cứu từ Visa cho thấy, những xu hướng thanh toán đang định hình nền kinh tế không dùng tiền mặt tại Việt Nam, đồng thời mở ra bước tiến quan trọng hứa hẹn sẽ mang tới sự chuyển đổi đáng kể cho bối cảnh thanh toán - tài chính trong thời gian tới đây.

Các vụ tấn công mạng phơi bày sự yếu kém của hệ thống y tế Mỹ

(VnMedia) - Hai cuộc tấn công bằng ransomware gần đây đã làm tê liệt hệ thống máy tính của hai bệnh viện chăm sóc sức khỏe lớn của Mỹ, gián đoạn quá trình chăm sóc bệnh nhân và bộc lộ những điểm yếu cơ bản trong “hàng rào” bảo vệ hệ thống chăm sóc sức khỏe trước tin tặc.