Báo cáo Ngôn ngữ Duolingo 2022: Người Việt dành 15 phút mỗi ngày để học ngoại ngữ

0
0

- Lần đầu thực hiện Báo cáo Ngôn ngữ dành riêng cho thị trường Việt Nam năm 2022, nền tảng học ngoại ngữ Duolingo cho thấy tiếng Anh và tiếng Trung tiếp tục là hai ngôn ngữ phổ biến nhất với người dùng tại Việt Nam. Việt Nam là quốc gia duy nhất trong số 10 thị trường lớn nhất của Duolingo có 5 ngôn ngữ hàng đầu đến từ các ngữ hệ khác nhau…

Theo Báo cáo Ngôn ngữ của Duolingo vào năm 2022, những người học ngoại ngữ đã quay trở lại với lịch trình và thói quen trước đại dịch và cách họ tiếp cận việc học ngoại ngữ đã có nhiều thay đổi. Nhờ vào ngôn ngữ, người học có thể tìm hiểu về các chủ đề mới như lịch sử, văn hóa đại chúng, hay các sự kiện quốc tế. Và với người học ngôn ngữ ở Việt Nam, nơi ứng dụng Duolingo đã trở nên hết sức phổ biến, điều này cũng không ngoại lệ.

Người dùng Việt học ngôn ngữ 15 phút mỗi ngày trên Duolingo
Người dùng Việt học ngôn ngữ 15 phút mỗi ngày trên Duolingo

Tiếng Anh và tiếng Trung tiếp tục là hai ngôn ngữ phổ biến nhất

Hai ngôn ngữ hàng đầu được người dùng Duolingo tại Việt Nam học là tiếng Anh và tiếng Trung. Có thể nói, xu hướng học ngôn ngữ của người học tại Việt Nam có tính nhất quán cao. Trong cả hai năm 2021 và 2022, Tiếng Anh đứng vị trị đầu bảng, theo sau là tiếng Trung Quốc xếp ởvị trí thứ hai.

Về số lượng người học, tiếng Việt đứng ở vị trí thứ ba. Điều này cho thấy có nhiều người nước ngoài tới Việt Nam để du lịch hoặc làm việc đã nhận thấy giá trị của việc học tiếng địa phương.

Trong khi tiếng Anh và tiếng Trung là hai ngôn ngữ phổ biến nhất ở tất cả các nhóm tuổi tại Việt Nam, thì vị trí thứ 3 lại có sự khác biệt và điều này nói lên khá nhiều điểm thú vị về người học tại Việt Nam

Và tiếng Hàn là ngôn ngữ phổ biến thứ ba đối với nhóm người học trong độ tuổi 13-29 tại Việt Nam. Trong nhóm người học ở độ tuổi 13-29, tiếng Hàn là ngôn ngữ phổ biến thứ ba, phản ánh sự nổi tiếng của văn hóa Hàn Quốc trong giới trẻ Việt Nam.

Đối với những người dùng từ 30 tuổi trở lên, điều đáng ngạc nhiên là tiếng Việt lại là ngôn ngữ đứng thứ 3 vàthường được học bằng tiếng Anh. Điều này cho thấy nhu cầu học tiếng Việt của du khách, lao động người nước ngoài, và doanh nhân từ khắp nơi trên thế giới đang sinh sống tại Việt Nam là rất lớn.

Người dùng Việt Nam coi trọng giá trị lâu dài của việc học

Với những người mới bắt đầu học ngôn ngữ ở Việt Nam, rèn luyện trí não (29%) được cho là động lực hàng đầu. Con số này cao hơn nhiều so với những ghi nhận ở bất kỳ thị trường lớn nào khác của Duolingo, và Ấn Độ đứng ở vị trí thứ hai với chỉ 17%. Từ dữ liệu này, có thể kết luận người học Việt Nam rất quan tâm đến việc cải thiện bản thân và giữ cho trí não luôn nhạy bén.

Rèn luyện trí não và Phục vụ việc học tập ở trường là hai động lực hàng đầu của người học ngôn ngữ tại Việt Nam.

Phục vụ việc học tập ở trường (24%) là lý do phổ biến thứ hai khiến người Việt Nam học ngôn ngữ. Những người trẻ tuổi thường chọn sử dụng các công cụ miễn phí, dễ tiếp cận như Duolingo để bổ sung thêm những gì họ đã và đang học tại trường. Điều này có thể do nhu cầu học tập trong môi trường quốc tế là khá lớn đối với học sinh sinh viên Việt Nam. Bên cạnh đó, số lượng người Việt tham gia thi Duolingo English Test - DET (Bài kiểm tra tiếng Anh trực tuyến của Duolingo - tạm dịch), tăng hơn 100% hàng năm.

Không chỉ giới hạn ở các thành phố lớn, học sinh Việt Nam ở hơn 125 thành phố trên khắp thế giới đã thi chứng chỉ DET vào năm 2022, và sử dụng kết quả này để đăng ký vào các chương trình học tại gần 30 quốc gia. Các trường đại học được sinh viên Việt Nam nộp hồ sơ nhiều nhất là Đại học Công nghệ Swinburne (Úc), Đại học Bang Arizona (Mỹ) và Đại học DePauw (Mỹ). Mỹ là quốc gia được sinh viên Việt Nam quan tâm đi du học nhất.

Động lực phổ biến thứ ba để học một ngôn ngữ mới là gia đình và giá trị di sản (11%). Thông qua đây, người Việt cho thấy họ đánh giá cao sức mạnh của ngôn ngữ trong việc kết nối với những người thân yêu.

Không còn ở trong top đầu về động lực học ngoại ngữ, Du lịch chỉ chiếm 9% lý do trong số nhữngngười mới học ngôn ngữ ở Việt Nam. Bất chấp việc nới lỏng các hạn chế di chuyển quốc tế sau hai năm đại dịch, người học Việt Nam vẫn do dự trong việc học ngôn ngữ mới chỉ để đi du lịch. Thay vào đó, họ thích tìm kiếm những lợi ích lâu dài hơn từ việc học ngôn ngữ, ví dụ như cải thiện khả năng nhận thức (cognitive health) và kết nối ở tầng sâu sắc hơn với bạn bè và gia đình trên khắp thế giới.

Trong khi “du lịch” được coi là động lực chính của những người học mới trên khắp thế giới, thì người học Duolingo ở Việt Nam lại ít coi “du lịch” là động lực chính trong năm 2022.

Phạm Lê


Ý kiến bạn đọc


Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 26/7, ông Nguyễn Trọng Trường, đại diện gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư tại Lễ Truy điệu.

Bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư

(VnMedia) - VnMedia xin đăng tải toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ngô Thị Mận.

Nhớ về một người Cộng sản chân chính

(VnMedia)- Mỗi khi nghĩ về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là trong tôi hiện lên hình ảnh một người Cộng sản chân chính. Và, lúc này, tôi lại nhớ đến câu chuyện mẹ tôi vẫn kể trong những năm tháng bà còn sống về cha tôi - một người Cộng sản...

Cảnh báo chiêu trò lừa đảo tuyển người mẫu, cầu thủ nhí trên không gian mạng

(VnMedia) - Bộ Công an vừa phát đi cảnh báo về chiêu trò lừa đảo tuyển mẫu nhí, cầu thủ nhí, người đại diện thương hiệu nhằm chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng.

Giá vàng đảo chiều tăng mạnh

(VnMedia) - Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (24/7), giá vàng giao ngay tại thị trường New York đã đảo chiều tăng mạnh hơn 13 USD/ounce. Trong nước, chiều qua, giá vàng miếng SJC vẫn duy trì ở mốc gần 80 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra.