- Microsoft đã phát hành danh sách bản vá tháng 11 với 64 lỗ hổng bảo mật trong các sản phẩm của mình. Bản phát hành tháng này đặc biệt đáng chú ý các lỗ hổng bảo mật có mức ảnh hưởng cao và nghiêm trọng…
06 lỗ hổng bảo mật CVE-2022-41082, CVE-2022-41040, CVE-2022-41080, CVE-2022-41079, CVE-2022-41078, CVE-2022-41123 trong Microsoft Exchange Server cho phép đối tượng tấn công thực thi mã từ xa, nâng cao đặc quyền. Trong đó, 02 lỗ hổng CVE-2022-41082, CVE-2022-41040 đã được cảnh báo tại văn bản số 1484/CATTT-VNCERT/CC về việc cảnh báo lỗ hổng bảo mật zero-day ảnh hưởng nghiêm trọng đến Microsoft Exchange phát hành ngày 30/9/2022.
02 lỗ hổng bảo mật CVE-2022-41128, CVE-2022-41118 trong Windows Scripting Languages cho phép đối tượng tấn công thực thi mã từ xa. Lỗ hổng này đang bị khai thác trong thực tế.
Lỗ hổng bảo mật CVE-2022-41091 trong Windows Mark of the Web cho phép đối tượng tấn công thực hiện tấn công vượt qua cơ chế bảo mật.
Lỗ hổng bảo mật CVE-2022-41073 trong Windows Print Spooler cho phép đối tượng tấn công thực hiện tấn công nâng cao đặc quyền.
Lỗ hổng bảo mật CVE-2022-41125 trong Windows CNG Key Insolation Service cho phép đối tượng tấn công thực hiện tấn công nâng cao đặc quyền.
03 lỗ hổng bảo mật CVE-2022-41044, CVE-2022-41088, CVE-2022-41039 trong Windows Point-to-Point cho phép đối tượng tấn công thực thi mã từ xa.
04 lỗ hổng bảo mật CVE-2022-41105, CVE-2022-41106, CVE-2022-41063, CVE-2022-41104 trong Microsoft Excel cho phép đối tượng tấn công thực thi mã từ xa, tấn công giả mạo (Spoofing), thực hiện tấn công vượt qua cơ chế bảo mật.
PV