Google bị phạt kỷ lục 4 tỷ USD

0
0

Google 4,125 tỷ euro (4,13 tỷ USD) vì áp đặt "các hạn chế trái pháp luật" đối với các nhà sản xuất thiết bị di động Android để Google có thể củng cố sự thống trị của công cụ tìm kiếm của mình.

Công ty của gã khổng lồ công nghệ Mỹ Alphabet đã phản đối một phán quyết trước đó, nhưng quyết định này đã được tòa án cao thứ hai của châu Âu chấp nhận trong phán quyết hôm thứ Tư mới đây và khoản tiền phạt chỉ giảm nhẹ từ 4,34 tỷ xuống còn 4,125 tỷ euro.

Google cũng thua kiện khác vì vi phạm quy tắc chống độc quyền tại tòa án tương tự 10 tháng trước. Ảnh: DWGoogle cũng thua kiện khác vì vi phạm quy tắc chống độc quyền tại tòa án tương tự 10 tháng trước. Ảnh: DW

Đó là mức phạt kỷ lục đối với vi phạm chống độc quyền. Ủy ban châu Âu - EC đã áp đặt tổng cộng 8,25 tỷ euro tiền phạt chống độc quyền đối với công cụ tìm kiếm trên internet phổ biến nhất thế giới trong ba cuộc điều tra kéo dài hơn một thập kỷ.

Đây là thất bại thứ hai tại tòa án đối với Google, hãng đã thua trước khoản tiền phạt 2,42 tỷ euro (2,42 tỷ USD) vào năm ngoái, vụ án đầu tiên trong bộ ba vụ án.

“Tòa án chung xác nhận phần lớn quyết định của EC rằng Google đã áp đặt các hạn chế trái pháp luật đối với các nhà sản xuất thiết bị di động Android và nhà khai thác mạng di động để củng cố vị trí thống trị của công cụ tìm kiếm của mình. Tòa án cho rằng việc phạt 4,125 tỷ euro đối với Google là phù hợp” - các thẩm phán của tòa án cho biết.

Một phát ngôn viên của Google bày tỏ: “Chúng tôi rất thất vọng vì tòa án đã không hủy bỏ toàn bộ quyết định. Android đã tạo ra nhiều sự lựa chọn hơn cho tất cả mọi người, và hỗ trợ hàng nghìn DN thành công ở châu Âu và trên toàn thế giới".

Phán quyết nói trên là một động lực cho Trưởng bộ phận chống độc quyền của EU Margrethe Vestager sau những thất bại trong các vụ việc liên quan đến những gã khổng lồ công nghệ khác như Intel (INTC) và Qualcomm (QCOM) trong năm nay.

Margrethe Vestager hiện đang điều tra hoạt động kinh doanh quảng cáo kỹ thuật số của Google, thỏa thuận quảng cáo Jedi Blue với Meta, các quy tắc của Apple (AAPL) App Store, thị trường và sử dụng dữ liệu của Meta cũng như các phương thức bán hàng và thị trường trực tuyến của Amazon (AMZN).

FairSearch (nhóm tổ chức vận động chống lại sự độc quyền của Google trong công cụ tìm kiếm trực tuyến và các hoạt động liên quan) cho biết phán quyết sẽ củng cố hơn nữa các quy tắc mang tính bước ngoặt của Margrethe Vestager nhằm kiềm chế những gã khổng lồ công nghệ của Mỹ sẽ có hiệu lực vào năm tới.

Luật sư Thomas Vinje (chuyên về luật chống độc quyền và sở hữu trí tuệ của châu Âu, đặc biệt tập trung vào các vấn đề công nghệ) cho biết: “Chiến thắng này sẽ thúc đẩy EC thực thi quy định mới áp dụng trong các công ty công nghệ lớn - Big Tech, Đạo luật thị trường kỹ thuật số”.

Trong quyết định năm 2018 của EC, Google bị cáo buộc 3 hành vi bất hợp pháp khác nhau giúp củng cố vị thế độc tôn.

Thứ nhất là, Google ép buộc các nhà sản xuất thiết bị cài sẵn ứng dụng Google Search và trình duyệt Chrome như điều kiện để cấp phép sử dụng chợ ứng dụng Play. Thứ hai, EC cho biết Google trả tiền cho một số hãng sản xuất và nhà mạng lớn với điều kiện họ cài trước ứng dụng Google Search. Cuối cùng, EC cho rằng Google ngăn các nhà sản xuất sử dụng các phiên bản khác của Android không được Google phê duyệt.

Google cho biết họ đã hoạt động giống như vô số DN khác và các khoản thanh toán và thỏa thuận như vậy giúp giữ cho Android trở thành một hệ điều hành miễn phí, đồng thời chỉ trích quyết định của EC là lạc hậu so với thực tế kinh tế của các nền tảng phần mềm di động.

Theo quy định, Google có thể kháng án lên Tòa tư pháp châu Âu.

(theo Kinhtedothi)


Ý kiến bạn đọc


VNPT và hành trình bền bỉ vì Nhân tài Việt Nam

(VnMedia) - Nhân tài Đất Việt là Giải thưởng duy nhất do một Tập đoàn Kinh tế Nhà nước đồng tổ chức và tài trợ chính trong suốt gần 20 năm qua - Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT).

Chỉ số ít tổ chức tại Việt Nam sẵn sàng đối phó với rủi ro về an ninh mạng ngày càng gia tăng

(VnMedia) - Chỉ có 6% tổ chức tại Việt Nam đạt được mức độ sẵn sàng ‘trưởng thành’ cần thiết để đối phó với những rủi ro về an ninh mạng ngày nay, theo Chỉ số Sẵn sàng An ninh mạng 2024 của Cisco.

Chuyển đổi số trong chi trả an sinh xã hội: Nhiều lợi ích thiết thực cho người dân

(VnMedia) - Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thường xuyên nâng cấp hệ thống, tiện ích để cung ứng các nền tảng thanh toán liên thông, cho phép xử lý tức thời và vận hành 24/7 để đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp...

Bài học quan trọng từ vụ hack mật khẩu của Microsoft: Bảo mật mọi tài khoản!

(VnMedia) - Vụ hack vào Microsoft như một lời cảnh tỉnh cho các tổ chức ưu tiên triển khai bảo mật cho mọi tài khoản người dùng, nó cũng chỉ ra sự cần thiết của các biện pháp bảo vệ mật khẩu.

Thủ tướng: Có cơ sở dữ liệu lớn thì mới có trí tuệ nhân tạo

(VnMedia) - Trao đổi, đối thoại với thanh niên về giải pháp thể chế, công nghệ để thực hiện đồng bộ cải cách thủ tục hành chính và chuyển đổi số, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Cơ sở dữ liệu rất quan trọng với chuyển đổi số, có cơ sở dữ liệu lớn thì mới có trí tuệ nhân tạo.