Những điểm nổi bật của dự thảo bộ quy tắc ứng xử về bảo vệ trẻ em trên không gian mạng

0
0

- Dự thảo bộ quy tắc ứng xử về bảo vệ trẻ em trên không gian mạng vừa được Bộ Thông tin và Truyền thông lấy ý kiến nhân dân từ ngày 26/10 đến hết ngày 26/12/2021.

Bộ quy tắc ứng xử về bảo vệ trẻ em trên không gian mạng được xây dựng nhằm mục đích đưa ra khuyến nghị về chuẩn mực hành vi, ứng xử cho người dùng trên không gian mạng để bảo vệ trẻ em trước những nguy cơ tiềm ẩn trên  không gian mạng.

Nâng cao nhận thức của xã hội đối với các nguy cơ của trẻ em khi hoạt động trên không gian mạng. Nhấn mạnh vai trò bảo vệ trẻ em trên không gian mạng và trách nhiệm của tất cả mọi người. Bên cạnh đó cũng nhằm phổ biến cách thức báo cáo khi có nghi ngờ về các hành vi xâm hại cho trẻ em trên không gian mạng.

Bộ quy tắc ứng xử về bảo vệ trẻ em trên không gian mạng sẽ có phạm vi áp dụng là các hành vi của cá nhân, tổ chức trên không gian mạng tại Việt Nam.

Bộ Quy tắc áp dụng cho 05 nhóm đối tượng: (i) Trẻ em; (ii) Cha mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ; (iii) Người dùng internet; (iv) Đơn vị truyền thông và người sáng tạo nội dung trên không gian mạng; (v) Doanh nghiệp cung cấp hạ tầng mạng, nội dung tại Việt Nam.

Theo dự thảo, quy tắc ứng xử chung là những quy tắc áp dụng cho tất cả các nhóm đối tượng:

Tuân thủ pháp luật Việt Nam về bảo vệ trẻ em, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em, tôn trọng nguyên tắc vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.

Ứng xử lành mạnh, tích cực trên không gian mạng, phù hợp với văn hóa, thuần phong mỹ tục của Việt Nam và phù hợp với độ tuổi trẻ em.

Luôn bảo vệ thông tin cá nhân, thông tin riêng tư của trẻ em theo đúng các quy định và hướng dẫn về bảo vệ an toàn và bảo mật thông tin.

Tích cực phối hợp với các cơ quan, tổ chức về bảo vệ trẻ em để ngăn chặn nội dung không lành mạnh đối với trẻ em, xử lý các hành vi xâm hại trẻ em; khi phát hiện các hành vi xâm hại trẻ em, nội dung không lành mạnh đối cần phản ánh đến các cơ quan chức năng, Mạng lưới ứng cứu, bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng (bvte@vncert.vn, childonlineprotection.vn), hoặc Tổng đài Quốc gia về Bảo vệ trẻ em 111.

ra 5 quy tắc ứng xử cho trẻ em

Tìm hiểu các biện pháp an toàn khi sử dụng các thiết bị CNTT, mạng xã hội và khi sử dụng các dịch vụ trên mạng và chia sẻ với bạn bè một cách an toàn, lành mạnh và có trách nhiệm.

Cẩn thận khi tham gia các hoạt động trên không gian mạng, khi tìm kiếm các thông tin trên Internet; không truy cập vào các đường dẫn, nội dung có nguồn gốc không rõ ràng, do người lạ gửi.

Không chia sẻ, cung cấp các thông tin cá nhân, thông tin bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân trên không gian mạng hoặc khi truy cập các trang web, dịch vụ mạng lạ; không làm làm quen, gặp gỡ với người lạ qua không gian mạng khi chưa có sự đồng ý của bố mẹ.

Không tham gia các hoạt động kéo bè, công kích, mạo danh, bắt nạt, hạ nhục bạn bè, người khác; không truy cập, sử dụng và chia sẻ các thông tin, có nội dung độc hại; giao tiếp, ứng xử tích cực trên không gian mạng.

Chia sẻ với cha mẹ, thầy cô khi gặp các vấn đề, khó khăn, khi bị bắt nạt, cô lập hoặc bị xâm hại trên không gian mạng.

Với các bậc cha mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ, quy tắc ứng xử quy định

Tôn trọng quyền tự do cá nhân của trẻ trên không gian mạng, quan tâm chăm sóc, lắng nghe ý kiến của trẻ.

Luôn trau dồi, cập nhật các kiến thức, kỹ năng đảm bảo an toàn thông tin, bảo vệ trẻ em trên không gian mạng.

Hướng dẫn con em mình các kỹ năng sử dụng thiết bị CNTT, internet, mạng xã hội an toàn; hướng dẫn trẻ em cách ứng xử trên không gian mạng an toàn, sáng tạo, lành mạnh và có trách nhiệm.

Chú ý quan tâm, kiểm tra, giám sát việc sử dụng internet của trẻ, các nội dung trẻ tìm kiếm, ứng dụng trẻ sử dụng, mối quan hệ của trẻ trên không gian mạng, những thay đổi bất thường của trẻ để đảm bảo trẻ luôn được bảo vệ trên không gian mạng.

Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ trẻ em trên không gian mạng tại gia đình, nhà trường, cộng đồng, xã hội.

Quy tắc ứng xử cho người dùng mạng

Tuân thủ các điều khoản sử dụng của nhà cung cấp khi tham gia hoạt động trên không gian mạng.

Không chia sẻ các thông tin không lành mạnh ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em như bạo lực, khiêu dâm, tệ nạn,...;  không bình luận, không cổ súy cho các hành vi làm ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lý, tình cảm của trẻ em trên môi trường mạng.

Cộng tác, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về bảo vệ trẻ em trên không gian mạng; phản ánh các thông tin không lành mạnh, tiêu cực, các hành vi xâm hại đối với trẻ em cho cơ quan chức năng.

Chia sẻ các biện pháp bảo vệ trẻ em trên không gian mạng, lan tỏa các chương trình về bảo vệ trẻ em đến cộng đồng, người thân xung quanh.

Cộng tác xây dựng nội dung truyền thông đảm bảo tuân thủ pháp luật về bảo vệ trẻ em trên không gian

Quy tắc ứng xử cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp truyền thông và người sáng tạo nội dung trên không gian mạng

Xây dựng các nội dung truyền thông phù hợp các đạo đức, thuần phong mỹ tục của Việt Nam và tiêu chuẩn cộng đồng; luôn ưu tiên đặt lợi ích của trẻ em và bảo vệ trẻ em trên không gian mạng.

Cẩn trọng khi xây dựng những nội dung truyền thông; luôn chú ý xây dựng các nội dung lành mạnh đối với trẻ em trên không gian mạng.

Kiểm tra và xác minh thông tin trước khi truyền thông.

Tích cực phối hợp truyền thông giáo dục cộng đồng và vận động các bên liên quan thực hiện các nguyên tắc bảo vệ trẻ em trên không gian mạng.

Giám sát và phản biện độc lập về việc thực hiện các cam kết của các bên liên quan.

Quy tắc ứng xử cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet và doanh nghiệp cung cấp nền tảng

Xây dựng, công khai và thường xuyên truyền thông về các chính sách, tiêu chuẩn cộng đồng và tiêu chuẩn đạo đức (nếu có) về việc bảo vệ trẻ em trên không gian mạng.

Chủ động phát hiện, ngăn chặn các nội dung không lành mạnh, các hành vi xâm hại trẻ em; cung cấp thông tin về các nội dung không lành mạnh, hành vi xâm hại trẻ em cho cơ quan chức năng; tích cực thực hiện ngăn chặn các nội dung, hành vi xâm hại trẻ em khi người dùng phản ánh.

Kiểm soát độ tuổi, tần suất sử dụng của trẻ em khi sử dụng các sản phẩm, dịch vụ; thiết lập các công cụ kỹ thuật để rà soát, chặn lọc và loại bỏ các nội dung độc hại đối với trẻ em; cung cấp và liên tục cải tiến các bộ lọc nội dung, cảnh báo, hạn chế tiếp cận thông tin phù hợp với từng độ tuổi.

Phối hợp ngăn chặn và gỡ bỏ các nội dung không lành mạnh đối với cho trẻ em.

Tích cực phát triển các nội dung, ứng dụng thúc đẩy sự phát triển, sáng tạo lành mạnh cho trẻ em.

Phạm Lê


Ý kiến bạn đọc


VNPT IoT Platform - Nền tảng cho sáng tạo sản phẩm công nghệ số VN trên hạ tầng mạng 5G

(VnMedia) - Trong khuôn khổ Diễn đàn quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số VN lần thứ V, VNPT có tham luận với chủ đề: "VNPT IoT Platform - Nền tảng cho sáng tạo sản phẩm công nghệ số VN trên hạ tầng mạng 5G".

Thương mại qua biên giới với Trung Quốc: Điểm sáng của thương mại Việt - Trung

(VnMedia) - Trong nhiều năm vừa qua, Trung Quốc là một đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Tổng kim ngạch thương mại hai chiều của Việt Nam và Trung Quốc chiếm 1/4 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với thế giới.

Miền Bắc sương mù, cuối tuần sẽ đón rét

(VnMedia) - Dự báo thời tiết ngày 11/12/2023, miền Bắc và Bắc Trung Bộ nhiều mây âm u, có mưa vài nơi và tràn sương mù, đến trưa hửng nắng. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, cuối tuần này, Bắc Bộ sẽ đón một đợt không khí lạnh mạnh gây rét.

Bloomberg công bố danh sách các gia đình giàu nhất thế giới năm 2023

(VnMedia) - Danh sách 'Những gia đình giàu nhất thế giới năm 2023' của Bloomberg vừa được công bố mới đây đã tiết lộ sự phân bổ của cải toàn cầu đang được định hình lại như thế nào nhờ vận may dầu mỏ.

Kênh thanh toán không tiếp xúc nhanh chóng, tiện ích và an toàn

(VnMedia) - Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thanh toán không tiền mặt đã trở thành xu thế tất yếu với những tiện ích rõ rệt mang lại cho người tiêu dùng.