- Thông tin này sẽ được chia sẻ tại Hội thảo trực tuyến Bảo mật thông tin trong thời đại chuyển đổi số diễn ra ngày 24/9 tới.
Trong thời đại chuyển đổi số, thông tin trở thành tài sản sống còn của bất cứ doanh nghiệp, tổ chức nào. Tuy nhiên, việc rò rỉ hay bị đánh cắp thông tin sẽ mang đến rất nhiều hậu quả khó lường về tài chính, thương hiệu hay thậm chí là sự tồn tại bền vững của doanh nghiệp. Đặc biệt, khi hầu hết các Doanh nghiệp hiện nay đều mong muốn Số Hóa quy trình và cách thức vận hành, khiến cho tin tặc có thêm nhiều cơ hội hành động.
Nếu chẳng may một doanh nghiệp bị tấn công, ngoài chi phí khôi phục hệ thống cơ bản và các thiết bị bị ảnh hưởng, họ còn phải chịu những khoản chi phí lên tới hàng tỷ đồng do mất cơ hội kinh doanh hoặc trì trệ hoạt động, ảnh hưởng cả uy tín, hình ảnh và các chiến lược cốt lõi.
Lợi dụng tình hình thế giới đang quan tâm đến việc tìm kiếm thông tin và giải pháp để chống đại dịch, vào khoảng giữa tháng 2/2020, tội phạm mạng bắt đầu tích cực tấn công dựa theo chủ đề Covid-19. Các cuộc tấn công này đạt đỉnh điểm trong hai tuần đầu tiên của tháng 3 và đến cuối tháng này, mọi quốc gia trên thế giới đã hứng chịu ít nhất một cuộc tấn công dữ liệu. Vậy làm thế nào để doanh nghiệp vừa khắc phục những khó khăn do Covid-19 mang lại, vừa đối mặt với đội ngũ tin tặc đang nhăm nhe từng ngày?
Theo thống kê của các tổ chức bảo mật lớn như Trustwave, TrendMicro… hơn 80% các cuộc tấn công là nhắm vào dữ liệu và thông tin quan trọng của doanh nghiệp. Các hacker đã chuyển dần từ các mục đích phá hoại sang mục đích tài chính, trong đó ngân hàng nằm trong số những “tầm ngắm lớn” của các cuộc tấn công.
Từ những rủi ro trên có thể thấy, việc xây dựng một hệ thống an ninh thông tin, hệ thống “phòng thủ” hiệu quả cho toàn bộ chiến lược và hoạt động của một tổ chức khỏi các mối nguy hiểm, các cuộc tấn công từ bên ngoài là vấn đề tối quan trọng. Thông tin, dữ liệu cần được bảo mật tối ưu nhất, từ đó tạo nền tảng vững chắc cho quá trình phát triển, cập nhật công nghệ hiện đại, bắt kịp xu hướng mới, đem lại sự cải tiến, giảm chi phí và rút ngắn thời gian tiếp cận thị trường cho các doanh nghiệp và tổ chức.
Hiện nay, các giải pháp công nghệ nói chung và giải pháp bảo mật nói riêng vẫn đi theo mô hình kinh doanh truyền thống. Tuy nhiên, các giải pháp ngày càng phức tạp thì càng tiêu tốn nhiều chi phí và thời gian của doanh nghiệp. Với mong muốn hỗ trợ doanh nghiệp quản lý các vấn đề đó, Công ty Cổ phần Dịch vụ Tin học HPT đã tập trung xây dựng dịch vụ Uỷ quyền Giám sát An toàn thông tin (Managed Security Monitoring Service - MSMS) - giúp bảo vệ hệ thống và phát triển việc quản lý bảo mật của khách hàng vô cùng hiệu quả.
Đây là dịch vụ được thiết kế và vận hành trên nền tảng thông minh của Microsoft Graph, một cổng dữ liệu thông minh của Microsoft 365. Nền tảng này cung cấp một mô hình có khả năng lập trình thống nhất, doanh nghiệp có thể sử dụng để truy cập lượng dữ liệu khổng lồ trong Office 365, Windows 10 và Enterprise Mobility + Security. Toàn bộ thông tin bảo mật sẽ được HPT quản lý và giám sát 24/7, phát hiện, cảnh báo và phối hợp để ngăn chặn các mối đe dọa bất cứ lúc nào.
Phạm Lê