- Hệ thống mạng 5G với tốc độ cao và độ trễ thấp sẽ chuyển đổi cách thức vận hành của doanh nghiệp. Tuy nhiên, hành trình tiến tới việc phủ sóng 5G toàn diện trên toàn bộ hệ thống sẽ không thể xảy ra chỉ sau một đêm.
Theo Satish Madiraju - Giám đốc phụ trách Sản phẩm và Giải pháp của Fortinet, ngay cả khi công nghệ 5G trở nên phổ biến rộng rãi hơn thì hiện nay vẫn có rất ít các thiết bị đang được sử dụng có thể hỗ trợ mạng 5G, và càng ít hơn các ứng dụng cần tới mức hiệu suất được cung cấp thông qua các hệ thống mạng 5G. Điều đó có nghĩa là các doanh nghiệp phải để mở mọi tùy chọn về kết nối, ngay cả khi mạng 5G đã phủ sóng khu vực của họ.
Với tất cả các tùy chọn sẵn có hiện nay, việc quản trị và bảo mật các kết nối mạng thậm chí còn trở nên phức tạp hơn. Các tổ chức không những phải cung cấp đúng loại kết nối cho một thiết bị cụ thể sử dụng một ứng dụng nhất định, mà còn phải nhận ra khi có thay đổi về các yêu cầu kết nối, hoặc khi có một kết nối bắt đầu bị đứt. Ngoài ra, các tổ chức còn phải có khả năng thay đổi kết nối nhanh chóng mà không ảnh hưởng đến hiệu suất hoặc gây ra bất kỳ gián đoạn nào.
Đồng thời, họ cũng phải có các chiến lược bảo mật sẵn sàng để ngăn chặn các truy cập nhạy cảm tiếp xúc với mối nguy hại khi các kết nối này chuyển đổi. Để đạt được khả năng bảo mật này đòi hỏi các mạng thông minh có thể tính đến các quyết định được đưa ra ở cấp độ kết nối hay cấp độ hệ thống mạng. Điều này có thể giúp đánh giá khả năng hiệu suất của người dùng cuối, thiết bị biên hoặc thiết bị IoT, từ đó hiểu được các yêu cầu về hiệu suất của một ứng dụng. Sau đó, hệ thống không chỉ cần tổng hợp được các yêu cầu này để đưa ra kết nối khả thi nhất có thể, từ đó thay đổi các kết nối khi cần thiết, mà còn phải duy trì tính năng bảo mật như một phần tích hợp của quy trình này để đảm bảo mọi thứ được điều chỉnh đồng thời.
![]() |
Đây là một thách thức vô cùng phức tạp mà ít nhà cung cấp nào tìm ra cách giải quyết. Điều cần phải lưu ý là việc bổ sung thêm mạng 5G vào danh sách các tùy chọn khả dụng sẽ không đơn giản như là có thêm một lựa chọn khác về kết nối. Thay vào đó, việc bổ sung nhiều tùy chọn vào một hệ thống được xây dựng trên nhiều bộ phận đang hoạt động có thể khiến thách thức trong việc lựa chọn, giám sát và quản trị các kết nối trở nên trầm trọng hơn gấp nhiều lần - cuối cùng vượt xa khả năng hoạt động và quản lý của các bộ định tuyến biên truyền thống.
Do các bộ định tuyến WAN truyền thống chưa bao giờ được thiết kế để đáp ứng những phức tạp về kết nối mạng của các chi nhánh hiện nay, khi các tổ chức bắt đầu cân nhắc việc chuyển đổi mạng 5G, họ cũng nên xem xét chuyển sang sử dụng công nghệ SD-WAN - giải pháp mở đường cho việc phủ sóng mạng 5G. Không chỉ được thiết kế để hỗ trợ và quản trị kết nối 5G, các giải pháp này còn có thể tự động xác định các yêu cầu cần thiết để xây dựng kết nối phù hợp cho bất kỳ ứng dụng hoặc dịch vụ. Giải pháp Secure SD-WAN có thể duy trì tính năng bảo mật quan trọng như là một thành phần tích hợp của quy trình quản trị kết nối. Bằng cách sử dụng công nghệ SD-WAN, các tổ chức có thể đảm bảo tất cả các thiết bị có tốc độ kết nối nhanh nhất có thể tại mọi thời điểm mà không ảnh hưởng đến tính linh hoạt, khả năng hiển thị hoặc trạng thái bảo mật.
Phạm Lê