Công nghệ giúp doanh nghiệp vượt khó trong đại dịch

0
0

 - Cuộc khủng hoảng Covid-19 đang khiến các doanh nghiệp (DN) vừa và nhỏ bắt buộc phải đánh giá và thiết lập lại nền tảng CNTT, cũng như khắc phục các lỗ hổng có thể cản trở năng lực hoạt động...

Tầm quan trọng của công nghệ trong việc vận hành DN trở nên rõ ràng hơn khi đại dịch Covid-19 buộc các công ty phải hoạt động từ xa. Đại dịch hiện nay đã thúc đẩy nhu cầu ứng dụng CNTT của các DN và cũng rất hợp lý để đầu tư hoặc tái đầu tư vào cơ sở hạ tầng CNTT, bất chấp khủng hoảng tài chính mà mọi doanh nghiệp hiện đang phải đối mặt.

Các ứng dụng  công nghệ giúp doanh nghiệp vượt khó khăn trong đại dịch
Các ứng dụng công nghệ giúp doanh nghiệp vượt khó khăn trong đại dịch

Thời điểm thích hợp để đầu tư cho CNTT

Một trong những khía cạnh may mắn của thời đại chúng ta đang sống là sự đa dạng và sẵn có của thế giới kỹ thuật số. Chúng ta có một mạng lưới các kết nối ảo, một loạt các thiết bị và công nghệ cho phép doanh nghiệp vận hành, lập kế hoạch và ứng phó với cuộc khủng hoảng này theo cách mà các thời đại trước đây không thể. Những thay đổi chúng ta đang trải qua, theo khía cạnh này, là sự chuẩn bị cần thiết cho tương lai.

Chức năng phân bổ công việc, môi trường làm việc ảo, dữ liệu và phân tích, trí tuệ nhân tạo và học máy… tất cả những công cụ này đều có sẵn, và đã được các DN vừa và nhỏ sử dụng theo nhiều cách khác nhau ở các mức độ khác nhau. Trong kịch bản hậu Covid 19, DN buộc phải mở rộng quy mô nhanh hơn để đáp ứng nhu cầu của một lực lượng lao động từ xa. Chỉ trong một thời gian rất ngắn, nhiều DN truyền thống đã phải chuyển đổi số, những quy trình thông thường phải mất hàng tháng hoặc hàng năm nay được tăng tốc từ vài tuần đến vài ngày.

Trọng tâm chính của việc chuyển đổi số của nhóm DN vừa và nhỏ là xây dựng các giải pháp cộng tác từ xa, cho phép nhân viên làm việc từ xa mà không bị gián đoạn. DN cũng cần phải giải quyết các thách thức trước mắt khác như vấn đề bảo mật dữ liệu. Công nghệ có thể giúp DN vượt qua những thách thức này bằng cách chuyển các ứng dụng kinh doanh sang đám mây và tối ưu hóa toàn bộ quy trình kinh doanh từ chuỗi cung ứng sang bán hàng.

Đám mây, Bảo mật và các ứng dụng CNTT thiết yếu

Trước khi đại dịch Covid-19 xảy ra, chúng ta đã bắt đầu chứng kiến sự tăng tốc trong việc áp dụng đám mây của nhóm DN vừa và nhỏ. Điều này được đẩy nhanh hơn nữa khi các doanh nghiệp bây giờ nhìn vào công nghệ Đám mây không chỉ từ góc độ cơ sở hạ tầng cốt lõi, mà còn để giải quyết nhiều vấn đề mà không phải đầu tư trả trước lớn.

Báo cáo IBM X-Force công bố hồi tháng 2 vừa qua đã quan sát thấy sự gia tăng tới 4.300 phần trăm của thư rác có chủ đề coronavirus. Trong khi các công ty lo lắng về những mối quan tâm cấp bách mới nhưsức khỏe của người lao động, chuyển đổisang hình thức làm việc từ xa, khả năng tài chính và khả năng phục hồi của các hoạt động và chuỗi cung ứng, thì trọng tâm an ninh mạng cũng cần được ưu tiên cao.

Các vấn đề bảo mật sẽ được tăng cường hơn nữa bởi thực tế là một số lượng lớn người dùng đang truy cập dữ liệu từ xa, trái ngược với môi trường truy cập được kiểm soát trước đó. Khách hàng cũng sẽ xem xét lại các mô hình dịch vụ và tìm cách tận dụng các công cụ tự trợ giúp, cho phép người dùng tiếp tục làm việc mà không cần sự can thiệp đáng kể. Điều này cũng sẽ dẫn đến việc áp dụng các giải pháp tự động hóa. Công nghệ là xương sống mới của DN vừa và nhỏ, là điều kiện bắt buộc để tồn tại và thành công trong tương lai.

Đồng thời, việc áp dụng kỹ thuật số là chìa khóa để xử lý khủng hoảng và giúp chuyển đổi doanh nghiệp sang tương lai. Đối với việc chuyển đổi kinh doanh, khách hàng sẽ bắt đầu đẩy nhanh việc áp dụng các công cụ và quy trình sẽ kết nối họ với khách hàng, nhân viên và đối tác của họ một cách mạnh mẽ hơn mà không phải đầu tư trả trước đáng kể. Do đó, vai trò của Đám mây, SaaS, Bảo mật và Tự động hóa với tư cách là công cụ hỗ trợ công nghệ sẽ cần phải được đầu tư đáng kể.

Nhiều DN đã và đang trên hành trình chuyển đổi kỹ thuật số, với việc áp dụng ERP, hợp tác trực tuyến, cácmô-đun hỗ trợ tài chính... Giờ đây, các DN này bước vào giai đoạn tiếp theo khi xem CNTT là công cụ chuyển đổi kinh doanh. DN cần có sự hiểu biết chắc chắn về việc ứng dụng công nghệ tronglĩnh vực kinh doanh và bắt đầu triển khai từ đó. Đây là thời điểm các DNvừa và nhỏ nên bắt đầu với một đơn vị tư vấn hoặc đối tác CNTT có khả năng thực hiện việc này để hỗ trợ DN xây dựng lộ trình chuyển đổi kỹ thuật số. Sau khi DN đã nắm rõ những công nghệ và nền tảng cần thiết cho hành trình kỹ thuật số, một khía cạnh quan trọng tiếp theo là thúc đẩy ứng dụng công nghệ trong nội bộ, điều này rất quan trọng đối với bất kỳ sự thành công chuyển đổi kỹ thuật số nào.

Phạm Lê


Ý kiến bạn đọc


Loạt điểm mới của Luật Kinh doanh Bất động sản vừa được Quốc hội thông qua

(VnMedia)- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam theo quy định của pháp luật về quốc tịch có quyền kinh doanh bất động sản, được mua, thuê, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng như công dân Việt Nam ở trong nước; giữ chính sách hiện hành đối với người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài mà không phải là công dân Việt Nam theo quy định của pháp luật về quốc tịch.

Sử dụng thẻ căn cước gắn chíp điện tử định danh thông tin nhà đầu tư chứng khoán

(VnMedia) - Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (Bộ Tài chính) và Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06 - Bộ Công an) vừa ký kết Kế hoạch phối hợp triển khai “Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06).

Bắt nhóm đối tượng lợi dụng danh nghĩa báo chí để trục lợi

(VnMedia) - Tin từ Bộ Công an cho biết: Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Hà Tĩnh vừa khởi tố 03 đối tượng về tội “Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi”. Đây là những đối tượng lợi dụng danh nghĩa báo chí để trục lợi gây bức xúc trong quần chúng nhân dân. 

Miền Bắc trời nắng, sắp đón không khí lạnh tăng cường

(VnMedia) - Khoảng ngày 30/11 đến ngày 1/12, miền Bắc có khả năng đón một đợt không khí lạnh tăng cường khiến trời chuyển mưa nhỏ, nền nhiệt giảm, chấm dứt đợt hanh khô kéo dài nhiều ngày qua. Miền Trung, Nam Bộ khoảng thời gian này cũng đón mưa dông.

Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh chuẩn hóa, kết nối, chia sẻ dữ liệu hành chính

(VnMedia) - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 27/11/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh triển khai Đề án ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong Hệ thống thống kê nhà nước giai đoạn 2017 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.