Tập đoàn VNPT sẽ "tái lập" VNPT Global với nhiều mục tiêu mới

0
0

(VnMedia) - Từ bài học của các nước, bài học của các nhà khai thác cũng như xu hướng của thế giới, VNPT đã đưa ra định hướng mới cho mình dựa trên những kinh nghiệm và nền tảng sẵn có. Trong đó có việc tái lập VNPT Global.

Cổ phần VNPT

Năm 2017 được xem là năm tiền đề cho việc tiếp tục triển khai cơ cấu lại Tập đoàn VNPT giai đoạn 2017-2020, tiến tới cổ phần hóa vào năm 2019. VNPT dự kiến sẽ bán tối đa 35% cổ phần và niêm yết cổ phiếu ra thị trường vào cuối năm 2019. 

Sau 04 năm kể từ năm 2014 - thời điểm bắt đầu triển khai tái cơ cấu cho đến nay, VNPT liên tục đạt mức tăng trưởng trên 20%. Theo ông Huỳnh Quang Liêm – Phó Tổng giám đốc Tập đoàn VNPT, mục tiêu trong những năm tiếp theo của VNPT là trở thành nhà cung cấp dịch vụ số đứng đầu Việt Nam vào năm 2025 và là Trung tâm dịch vụ số của khu vực vào năm 2030.

Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu đó, VNPT cần phải đảm bảo doanh thu hằng năm tăng trưởng 8 – 12% và doanh thu dịch vụ số, dịch vụ công nghệ thông tin, IoT, M2M sẽ chiếm tỷ trọng từ 25% trở lên trong tổng doanh thu. Để tập trung phát triển dịch vụ số, VNPT tiến tới thành lập công ty CNTT VNPT-IT trực thuộc Tập đoàn.

Ông Huỳnh Quang Liêm cũng cho biết, có 02 kịch bản sẽ xảy ra với đà tăng trưởng của VNPT. Cụ thể, nếu dịch vụ số tăng trưởng 41% và chiếm 23% tổng doanh thu, mức tăng trưởng của Tập đoàn đạt 8,3%. Còn ở kịch bản thứ hai, VNPT sẽ tăng trưởng 12,3% khi mảng dịch vụ số chiếm 33% tổng doanh thu.

a Liêm PTGD VNPT
Ông Huỳnh Quang Liêm, Phó TGĐ tập đoàn VNPT đưa ra 2 kịch bản phát triển của Tập đoàn. Theo đó, tốc độ tăng trưởng của VNPT sẽ phụ thuộc vào sự tăng trưởng của dịch vụ số do các dịch vụ viễn thông truyền thống đã cơ bản bão hòa.

Về chỉ tiêu lợi nhuận/vốn chủ sở hữu, VNPT phấn đấu đến năm 2022 chỉ số này tương đương với các doanh nghiệp cùng ngành nghề. Sở dĩ, trong các năm trước đây VNPT có tỷ suất lợi thấp là do Tập đoàn tập trung dồn “sức người và sức của” để phát triển MobiFone, nên khi MobiFone tách ra vào năm 2014 thì kết quả kinh doanh của VNPT bị ảnh hưởng. Mục tiêu lợi nhuận/vốn chủ sở hữu được tính toán dựa trên chỉ tiêu của các doanh nghiệp trên thế giới chứ không chỉ ở Việt Nam

Không chỉ tâp trung phát triển mạnh CNTT, trong thời gian tới, VNPT tiếp tục thực hiện cơ cấu lại mảng kinh doanh quốc tế và kỹ thuật quốc tế để hoàn thiện chuỗi giá trị. Theo đó, mảng kỹ thuật sẽ chuyển về Tổng công ty Hạ tầng mạng (VNPT – Net), còn mảng kinh doanh chuyển về VinaPhone.

Bên cạnh đó, VNPT Global sẽ được tái lập (trước đây VNPT đã có nhưng sau tách ra cùng Mobifone) sau khi cổ phần hóa để quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài. VNPT Global giải quyết các vấn đề pháp lý trong quá trình mở rộng thị trường, bao gồm cả việc mua bán và sáp nhập ở nước ngoài. 

Cũng theo ông Liêm, để có bước phát triển đột phá thì việc mua bán sáp nhập là một giải pháp được VNPT tính đến và VNPT Global sẽ đảm trách việc này. Cơ chế, thủ tục để thực hiện M&A với doanh nghiệp nhà nước là khá phức tập, nhưng sau khi cổ phần hóa, việc này có thể sẽ khả thi hơn. 

VNPT vẫn sẽ tập trung phát triển 3 mảng thiết yếu. Thứ nhất là phát triển công nghiệp liên quan đến các thiết bị đầu cuối do VNPT Technology thực hiện. Thứ hai, các công ty sản xuất thiết bị vật tư, sản xuất công nghiệp sẽ được nhóm lại. Và cuối cùng là mảng dịch vụ tích hợp viễn thông, công nghệ thông tin.

Ngoài ra, về hệ thống sự nghiệp, VNPT sẽ sáp nhập Bệnh viện phục hồi chức năng Bưu Điện (tại thành phố Hải Phòng) vào Bệnh viện Bưu điện (tại thành phố Hà Nội). Các doanh nghiệp mà VNPT góp vốn cũng được cơ cấu lại theo hướng trở thành các doanh nghiệp phụ trợ cho Tập đoàn. Với các đơn vị nhỏ thì VNPT đang tập trung thoái vốn.

Theo dự kiến, vào cuối năm 2019, VNPT sẽ tiến hành cồ phần hóa (IPO). Khi đó, Nhà nước tiếp tục nắm giữ 65% vốn chủ sở hữu. 35% còn lại sẽ được chào bán cho nhà đầu tư. Lãnh đạo Tập đoàn VNPT đánh giá, đây "một bước đi thận trọng" do đặc thù của Tập đoàn.

Cuối năm 2016, VNPT bắt đầu thuê tư vấn để xây dựng chiến lược. Đến đầu 2017, Delloite được lựa chọn trở thành tư vấn của Tập đoàn. Theo đó, Delloite sẽ tư vấn chiến lược cho VNPT đến năm 2030. Cùng thời gian đó, vào tháng 07/2017, Thủ tướng yêu cầu VNPT trình phương án tái cơ cấu. Hiện tại, chiến lược mà VNPT xây dựng được đánh giá là phù hợp với yêu cầu tái cơ cấu của Chính phủ.

 

P.V


Ý kiến bạn đọc


Xử lý nghiêm các đối tượng lừa đảo thông qua cuộc gọi và tin nhắc rác

(VnMedia) - Bộ TT&TT đã phối hợp với Bộ Công an có giải pháp quản lý chặt chẽ và biện pháp xử lý nghiêm đối với những đối tượng lừa đảo trên.

Vụ Tổng Giám đốc Công ty Bất động sản Nhật Nam bị bắt: Lộ diện chiêu trò dụ tiền của hàng nghìn nhà đầu tư

(VnMedia)- Quá trình điều tra xác minh ban đầu, từ năm 2020 - 2022, Công ty Nhật Nam đã thu tổng số tiền khoảng hơn 8.941 tỷ đồng của khoảng 20.000 cá nhân, thông qua 45.525 Hợp đồng hợp tác kinh doanh (một cá nhân ký nhiều hợp đồng).

Tập đoàn VNPT tham gia Tuần lễ Chuyển đổi số tỉnh Quảng Ngãi 2023

(VnMedia) - Tuần lễ Chuyển đổi số tỉnh Quảng Ngãi 2023 lần đầu tiên được tổ chức với chủ đề “Dữ liệu số và liên kết vùng trong chuyển đổi số”. Tập đoàn VNPT cùng các doanh nghiệp đã tham gia nhiều hoạt động tại sự kiện.

Miền Bắc cuối tuần hửng nắng, Nam Bộ mưa rào vào chiều tối

(VnMedia) - Dự báo thời tiết ngày 30/9/2023, hầu khắp các vùng trên cả nước đều có nắng và nhiệt độ tăng nhẹ. Riêng Nam Trung Bộ trở vào đến Nam Bộ còn duy trì mưa vào chiều tối.

TP.HCM: Xử lý nghiêm hiệu trưởng tại các trường thu chi không đúng quy định

(VnMedia) - Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM nghiêm cấm việc lợi dụng danh nghĩa ban đại diện cha mẹ học sinh để thu các khoản thu ngoài quy định. Sở sẽ xử lý nghiêm hiệu trưởng các trường thực hiện thu chi không đúng quy định.