Bảo mật là rào cản lớn của Việt Nam trong xây dựng văn hóa dữ liệu

09:11, 11/05/2016
|

(VnMedia) - Theo khảo sát về Văn hóa dữ liệu Châu Á 2016 của Microsoft, chỉ khoảng một nửa lãnh đạo tin rằng họ đã có một chiến lược kỹ thuật số toàn diện và sẵn sàng để triển khai và phát triển văn hóa dữ liệu. Tại Việt Nam, các lãnh đạo đang phải đối mặt với rào cản về việc xây dựng văn hóa dữ liệu, trong đó hàng đầu là bảo mật dữ liệu.

Số liệu liên quan từ báo cáo Nghiên cứu văn hóa dữ liệu Châu Á năm 2016 của Microsoft cho thấy, 91% các lãnh đạo đồng ý rằng phải định hướng được dữ liệu thì doanh nghiệp mới linh hoạt và nhạy bén và chỉ 44% lãnh đạo tham dự khảo sát chia sẻ rằng họ đã có một chiến lược kỹ thuật số sẵn sàng. Các nhà lãnh đạo cũng chỉ ra những khoảng cách trong năng lực của tổ chức để có thể tạo ra các quyết định đúng trong định hướng dữ liệu.

Khảo sát có sự tham dự của 940 lãnh đạo của các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ tại 13 thị trường châu Á, với 269 lãnh đạo cấp cao tại Đông Nam Á như Việt Nam, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Indonesia. Những người tham dự cũng chia sẻ về các chiến lược dữ liệu và kỹ thuật số, cùng sự sẵn sàng cho một nền kinh tế kỹ thuật số.

Văn hóa dữ liệu mới ở các tổ chức Châu Á bao gồm 3 đặc điểm sau:

1. Hạ tầng cho dữ liệu linh hoạt: Nền tảng dữ liệu cần phải tương thích với nhiều nguồn dữ liệu để thu thập thông tin từ thiết bị bất kỳ, chia sẻ được và trình diễn được theo nhiều cách có ý nghĩa. Cần có nhiều cách quan sát dữ liệu trái - phải để có thể ra quyết định đúng đắn tức thì. Trí tuệ nhân tạo được dưng sẵn (built in) để phát triển các dự đoán cho dữ liệu.

2. Quản trị dữ liệu cho sự cộng tác: Có quyền sở hữu ở mức C-Level cho các chiến lược dữ liệu, để việc truy cập dữ liệu dù dân chủ hóa nhưng vẫn được kiểm duyệt theo chính sách để bảo vệ thông tin dù có trao quyền cho nhân sự làm việc hợp tác không gián đoạn.

3. Lực lượng phân tích: Năng lực truy cập và phân tích dữ liệu được giao cho một nhóm được lựa chọn ví dụ các nhà thống kê, chuyên gia dữ liệu. Với một văn hóa dữ liệu mới thì các nhân sự này phải có năng lực hỏi các câu hỏi đúng, phân tích dữ liệu và chuyển đổi được thành những kiến thức có thể thực thi.

Nghiên cứu cũng chỉ ra, các lãnh đạo ở Việt Nam quan tâm đến công tác sử dụng dữ liệu chuyên sâu và nhìn nhận được 5 ưu việt của điều khiển văn hóa dữ liệu trong tổ chức giúp cho các công tác như:

1. Năng lực để tạo ra những quyết định tức thì và cải thiện toàn cục việc bán hàng

2. Gia tăng được mức độ hài lòng và giữ được khách hàng

3. Chuyển đổi cách vận hành doanh nghiệp

4. Cải tiến quy trình

Nghiên cứu cũng tiết lộ rằng các lãnh đạo đang phải đối mặt với rào cản về việc xây dựng văn hóa dữ liệu. Và những rào cản lớn ở Việt Nam là:

1. Bảo mật dữ liệu

2. Thiếu nhân sự với kỹ năng kỹ thuật số

3. Chi phí cao

4. Tầm nhìn của CEO

5. Dữ liệu được quản trị trong các “kho” kín không được chia sẻ

Tại Việt Nam, các lãnh đạo tin tưởng rằng CEO phải là người dẫn dắt Văn hóa Dữ liệu trong công ty, và kế đó sẽ là CDOs. Với quan điểm này, ông Vũ Minh Trí - Tổng giám đốc Microsoft Việt Nam cho hay, các lãnh đạo, đặc biệt là ở tầm cao, sẽ nắm vai trò chủ chốt trong việc định hướng thay đổi trong tổ chức. Khảo sát Văn hóa Dữ liệu châu Á chỉ ra rằng các lãnh đạo cảm thấy vai trò CEO sẽ là chủ đạo trong văn hóa dữ liệu mới. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của Microsoft, để thành công, điều quan trọng là các giá trị của văn hóa dữ liệu mới cần được định hướng và được chấp nhận ở mọi cấp trong doanh nghiệp. Đầu tiên là việc dân chủ hóa dữ liệu nhờ công nghệ từ đó dữ liệu có thể được truy cập và được trao quyền để tạo quyết định, từ đó tạo ra giá trị cho tổ chức.


Ý kiến bạn đọc