Tết Việt: Đừng duy lý cái tết cổ truyền

07:06, 12/02/2013
|

(VnMedia)Tết là khoảng lặng của một dân tộc, là nơi sum họp, đoàn tụ, là dịp làm mâm cơm cúng báo cáo với tổ tiên về một năm cũ và cầu sự bình an, may mắn vào năm mới. Đừng duy lý cái Tết cổ truyền bằng việc ăn Tết hội nhập.

>>> Người Việt ăn "Tết hội nhập": Nên hay không?

>>> Hồn cốt của người Việt ăn Tết theo âm lịch

Tiếp theo chuỗi bài về Tết hội nhập: Nên hay không, VnMedia xin ghi lại ý kiến của dịch giả Phạm Xuân Nguyên phản bác lại ý kiến nên ăn theo Tết hội nhập.

 Ảnh minh họa

 Dịch giả Phạm Xuân Nguyên


"Những ý kiến thảo luận về Tết gần đây thật là vui. Nhưng bàn cái đó thật là duy lý.

Tại sao dân tộc nào cũng phải có ngày lễ tết, lễ hội dân tộc. Đó là khoảng lặng, khoảng nghỉ của con người trong suốt một năm bươn chải. Thời gian là do con người tạo ra, hết ngày tới đêm, hết khoảng tối sang khoảng sáng theo sự chuyển dịch của thiên nhiên, bốn mùa. Con người Việt quen sống với nhịp thời gian đó. Dân tộc nào cũng có một nhịp thời gian riêng cho mình phụ thuộc vào phong tục, tập quán của họ.

Chúng ta vẫn đang bước cùng thế giới, làm việc theo lịch quốc tế, nhưng nghỉ lễ tết thì tôi nghĩ nên theo phong tục mỗi dân tộc. Tết Việt Nam – có điểm rất đặc trưng, là tết theo truyền thống nông nghiệp làm lúa nước.

Ăn Tết cổ truyền là dịp sum họp. Người Việt chỉ có vài dịp để tụ họp đầy đủ. Nếu như sự kiện hiếu hỉ chỉ mang tính chất gia đình thì Tết là cái sum họp làm náo nức cả xã hội. Cũng giống như thể thao, vì sao có bộ môn chỉ im lặng chơi cờ, có môn chỉ hai người nhưng có những mốn như bóng đá. Vì thế, bóng đã vẫn là môn tụ hội đông nhất. Con người, bản chất là luôn có nhu cầu hội tụ. Và Tết là một dịp như thế.

Trước đây, người Việt mình chỉ có biết Tết âm. Nhưng bây giờ chúng ta cũng ăn tết Tây, chào đón Tết tây, treo cờ, đếm ngược giây và giới trẻ ngày nay biết tới ngày Giáng sinh, Lễ tình nhân. Nó đã làm cho văn hóa Việt thêm phần đa dạng và hội nhập. Và thực tế, chúng ta đã hội nhập rồi. Ngay cả bây giờ, quanh năm chúng ta ăn bánh chưng, ăn thịt mỡ - dưa hành… nhưng Tết thì vẫn không thể thiếu mấy món đó.

Tết bây giờ hiện đại hóa hơn, thay vì ăn tết, họ đi chơi tết nhưng vẫn phải có mốc là tết để trang hoàng nhà cửa, để “đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi”. Đêm 30 là đêm vô cùng thiêng liêng với khí thiêng trời đất cùng việc xông đất đầu năm, đi Chầu cầu bình an… Hệ thống giá trị đó không thể nào xóa nhà trong tâm trí người Việt.

Dù thời gian dần qua, nhiều thói quen đã dần bỏ như hái lộc đầu năm, bỏ chơi pháo nhưng Tết vẫn giữ những nghi lễ, phong tục thuộc phần cứng như cúng tổ tiên, sum họp, thăm hỏi làng xóm, họ hàng, đi tảo mộ… Còn phần mềm, bây giờ có nhiều cái khác hơn, bàn thờ mâm ngũ quả cũng phong phú hơn, bớt đi một vài ý thức rườm rà, giản tiện trong một số nghi thức…

Có nhiều cái bỏ được như hái cành, hái lộc thì không nên. Mùa Xuân là mùa sinh sản, là mùa bắt đầu phát triển tát cả. Lộc là mở đầu của cây mùa xuân, ta hái lộc là hủy diệt. Tóm lại vẫn nên ăn tết âm lịch

Tôi không cho rằng, phải bỏ Tết âm để thoát thai khỏi sự ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Quốc. Sự ảnh hưởng thời nào cũng có, quan trọng là anh biết biến nó thành cái của mình. Phở là món của Trung Quốc nhưng biến hóa nó thành của mình thì Trung Quốc không có phở như Việt Nam. Chúng ta có nhiều cái mà Trung Quốc không có. Đón Tết cổ truyền của ta cũng không cầu kỳ, rắc rối và nhiều nghi thức như Trung Quốc. Chúng ta có bị ảnh hưởng nhưng khi tiếp biến văn hóa, chúng ta biết bình dân hóa, gần gũi với đời thường hơn.

Trong tâm thức người Việt, cái gì trong quá trình đi tới cũng hay hơn cái thành tựu. Tuần từ sau rằm đến tết là quá trình nô nức, bạn bè gặp gỡ cuối năm. Chính nhịp đập đó, hối hả rộn ràng tất bật đó lại tạo không khí tết. Tết ngày xưa của tôi đơn giản, Tết có quần áo mới, mừng tuổi nhưng giờ khác rồi, biến tướng rồi. Tết mang tính tượng trưng thì giờ mang tính vật chất.

Người Lào và Campuchia họ vẫn có tết riêng, tại sao mình phải bỏ phong tục của mình. Văn hóa Việt Nam rất đa dạng, vấn đề là tổ chức như thế nào cho hợp lý chứ tôi không tán thành việc dịch chuyển ăn theo Tết tây.


Thu Phạm - (ghi)

Ý kiến bạn đọc