YouTube là "tội đồ" phá hủy ngành công nghiệp âm nhạc?

11:03, 14/05/2017
|

(VnMedia) - Theo một nghiên cứu mới công bố của Google thì ngành công nghiệp âm nhạc sẽ ở trong tình trạng tồi tệ hơn nếu YouTube không tồn tại. Điều này có lẽ sẽ là kết quả gây bất ngờ cho nhiều người vì trang web chia sẻ video này bị rất nhiều người kết tội đang phá hủy ngành công nghiệp âm nhạc.

Trong hàng thập kỷ qua, ngành công nghiệp âm nhạc và YouTube đã tranh cãi rất nhiều về số tiền YouTube phải trả các hãng đĩa để có thể giữ lại các bài hát và MV trên trang của mình. YouTube nói sẽ chi 3 tỉ đô – con số mà YouTube cho là rất lớn. Đáp lại, ngành công nghiệp âm nhạc cho biết Spotify cũng chi tương tự trong khi không được cung cấp nhiều clip bằng, cũng như ít nội dung streaming hơn.

Một báo cáo hồi tháng 3 năm 2016 của Hiệp hội thu âm Mỹ RIAA cho thấy doanh thu từ việc bán đĩa than năm 2015 của họ còn cao hơn cả khoản thu từ YouTube. Rất nhiều nghệ sĩ nổi tiếng bao gồm Katy Perry, Billy Joel và Rob Stewart đã kiến nghị Chính phủ Mỹ sửa đổi Đạo luật Bản quyền Kỹ thuật số Thiên niên kỷ (DMCA). Các hãng đĩa cũng bắt đầu đàm phán lại về các thỏa thuận với YouTube. Tuy nhiên, những kết quả đạt được giữa đôi bên vẫn còn hết sức khiêm tốn và không làm các nghệ sỹ cũng như những đơn vị giữ bản quyền âm nhạc hài lòng.

Trước tất cả những khúc mắc kéo dài trên, công ty mẹ của Youtube là Google đã tiến hành nghiên cứu để giải quyết cuộc tranh luận  một lần và mãi mãi.

Katy Perry đã vận động chống lại YouTube và tuyên bố trang web này đã cho phép mọi người ăn cắp âm nhạc của cô.
Katy Perry đã vận động chống lại YouTube và tuyên bố trang web này đã cho phép mọi người ăn cắp âm nhạc của cô.

Trang web chia sẻ video phổ biến rộng rãi này đã là sự khởi nghiệp của hàng ngàn vlogger, trong đó có Brit Zoella, người đã bắt đầu sự nghiệp bằng phương thức tải các clip lên YouTube. Nhưng các ca sỹ nổi tiếng như Katy Perry đã và đang vận động chống lại trang chia sẻ video, tuyên bố YouTube cho phép mọi người ăn cắp nhạc của cô một cách bừa bãi. Giám đốc chính sách công cộng của Google Simon Morrison đã phản ứng lại cáo buộc trên, ông viết trên blog của công ty: "Có một cuộc tranh luận sôi nổi về việc YouTube đóng vai trò tốt hay xấu cho ngành công nghiệp âm nhạc nói chung. Để tìm kiếm câu trả lời, và để hiểu rõ hơn về ngành công nghiệp âm nhạc đã thay đổi trong thời đại kỹ thuật số, chúng tôi đã đưa ra một nghiên cứu từ RBB Economics. Nghiên cứu xem xét dữ liệu YouTube độc quyền và cuộc khảo sát của 6.000 người sử dụng ở Đức, Pháp, Ý và Anh. Nội dung khảo sát một số khía cạnh của ngành công nghiệp chuyển đổi sẽ được đăng tải trong một loạt các bài báo xuất bản trong những tuần tới."

Kết quả đầu tiên của nghiên cứu này được công bố vào thứ Sáu cho biết YouTube không phải là "thủ phạm" khiến cho doanh số bán hàng kém. Thực tế, nếu YouTube không tồn tại, 85% thời gian mọi người sẽ dành để nghe các giai điệu miễn phí trên một trang web nào đó được xây dựng bởi một kênh "giá trị thấp hơn" khác. Nếu YouTube biến mất, mọi người sẽ dành thêm 29% thời gian tải xuống các tài liệu bất hợp pháp. YouTube đã tạo nên một hiệu ứng mở rộng thị trường, chứ không phải là một vấn đề ăn cắp nó", bản báo cáo kết luận.

PewDiePie được coi là vị vua của YouTube, với hơn 50 triệu người đăng ký
PewDiePie được coi là vị vua của YouTube, với hơn 50 triệu người đăng ký

Google dự kiến sẽ phát hành thêm các nghiên cứu về vai trò của YouTube trong ngành công nghiệp âm nhạc trong những tuần tới.
 

Nguyên An (Theo TheSun)


Ý kiến bạn đọc