Chùm ảnh hạm đội tàu phá băng hạt nhân "độc nhất vô nhị"

06:23, 11/06/2017
|

(VnMedia) - Với đường bờ biển và vùng biển thềm lục địa Bắc Cực dài và lớn nhất, Nga đã phát triển một hạm đội tàu phá băng hạt nhân hùng mạnh và duy nhất trên thế giới.

Hạm đội tàu phá băng hạt nhân của Nga bao gồm 4 tàu phá băng và 4 tàu phục vụ, được sử dụng để duy trì Tuyến đường biển phương Bắc, xuyên qua Bắc Băng Dương và các trạm nghiên cứu nổi ở Bắc Cực. Các tàu này có thể chở theo một chiếc trực thăng cùng nhiều xuồng.

Toàn bộ hạm đội tàu phá băng của Nga do công ty Atomflot điều hành. Đến tháng 8/2008, theo sắc lệnh của Tổng thống Nga, công ty Atomflot được sáp nhập vào tập đoàn năng lượng hạt nhân Rasatom.

Tháng 7/2012, công ty RosAtomFlot đã công bố mở gói thầu trị giá 1,1 tỷ USD chế tạo một chiếc tàu phá băng hạt nhân lớn nhất thế giới. Theo công bố mời thầu, chiếc tàu đầu tiên, mang tên Arctic, thuộc mẫu LK-60Ya này sẽ được bàn giao cho công ty vào cuối năm 2017.

Trong khi đó, ngày 7/8/2014, Tổng giám đốc Rosatomflot Vyacheslav Ruksha cho biết, công ty có kế hoạch sẽ đóng mới 3 chiếc tàu phá băng thế hệ mới thuộc lớp LK-60Ya để đưa vào biên chế trong giai đoạn 2017-2021. Ba chiếc tàu phá băng mới này sẽ lần lượt mang tên Arctic, Siberia và Ural.

Sau đây là chùm ảnh:

 

Tàu phá băng hạt nhân Lenin
Tàu phá băng hạt nhân Lenin
Chiếc tàu phá băng đầu tiên của hạm đội là tàu Lenin. Nó được hạ thủy vào ngày 5/12/1957. Đây cũng là chiếc tàu nổi được trang bị năng lượng hạt nhân đầu tiên trên thế giới.
Chiếc tàu phá băng đầu tiên của hạm đội là tàu Lenin. Nó được hạ thủy vào ngày 5/12/1957. Đây cũng là chiếc tàu nổi được trang bị năng lượng hạt nhân đầu tiên trên thế giới.
Cabin của tàu Lenin
Tàu phá băng hạt nhân Lenin được biên chế hoạt động vào năm 1959 và được sử dụng để dọn và mở các tuyến đường biển cho các tàu chở hàng dọc bờ biển phía bắc của Nga. Năm 1989, tàu được loại biên và chuyển thành một chiếc tàu bảo tàng. Cabin của tàu Lenin
Sau khi được chuyển thành tàu bảo tàng, tàu phá băng hạt nhân Lenin được neo đậu tại cảng Murmansk.
Sau khi được chuyển thành tàu bảo tàng, tàu phá băng hạt nhân Lenin được neo đậu tại cảng Murmansk.
Các tàu phá băng hạt nhân được công ty Rosatomflot sử dụng để giúp dọn, phá băng, duy trì Tuyến đường biển phương Bắc và vận hành các trạm nghiên cứu nổi Bắc Cực.
Các tàu phá băng hạt nhân được công ty Rosatomflot sử dụng để giúp dọn, phá băng, duy trì Tuyến đường biển phương Bắc và vận hành các trạm nghiên cứu nổi Bắc Cực.
Tàu phá băng Yamal được hạ thủy năm 1992 thường được sử dụng để chở khách du lịch thực hiện các chuyến tham quan Bắc Cực.
Tàu phá băng Yamal được hạ thủy năm 1992 thường được sử dụng để chở khách du lịch thực hiện các chuyến tham quan Bắc Cực.
Yamal là một trong những chiếc tàu phá băng lớp Arktika của Nga. Tàu phải hoạt động tại những vùng biển nước lạnh để làm mát các lò phản ứng hạt nhân trên tàu.
Yamal là một trong những chiếc tàu phá băng lớp Arktika của Nga. Tàu phải hoạt động tại những vùng biển nước lạnh để làm mát các lò phản ứng hạt nhân trên tàu.
Tàu được trang bị các phòng và cabin cho 50 hành khách. Ngoài ra, chúng còn được trang bị một phòng ăn, một thư viện, phòng khách, phòng nghe nhạc, sân bóng chuyền, phòng tập thể dục, bể bơi nóng trong nhà, một phòng tắm hơi và một bệnh xá.
Tàu được trang bị các phòng và cabin cho 50 hành khách. Ngoài ra, chúng còn được trang bị một phòng ăn, một thư viện, phòng khách, phòng nghe nhạc, sân bóng chuyền, phòng tập thể dục, bể bơi nóng trong nhà, một phòng tắm hơi và một bệnh xá.
 Tàu phá băng hạt nhân lớn nhất thế giới là tàu “50 Let Pobedy” (50 Năm Chiến thắng), do nhà máy đóng tàu Baltiysky Zavod của Nga chế tạo. Ảnh: Tàu phá băng “50 Let Pobedy”.
Tàu phá băng hạt nhân lớn nhất thế giới là tàu “50 Let Pobedy” (50 Năm Chiến thắng), do nhà máy đóng tàu Baltiysky Zavod của Nga chế tạo. Ảnh: Tàu phá băng “50 Let Pobedy”.

Đan Khanh (tổng hợp)
 


Ý kiến bạn đọc