Kho vũ khí 154 tên lửa trên tàu ngầm Mỹ tới Triều Tiên

20:25, 25/04/2017
|

Tàu ngầm tấn công hạt nhân USS Michigan có khả năng mang theo tới 154 tên lửa hành trình tấn công mặt đất Tomahawk có thể diệt mọi mục tiêu ở cự ly hơn 2.000 km.

Tàu ngầm tấn công hạt nhân USS Michigan có khả năng mang theo tới 154 tên lửa hành trình tấn công mặt đất Tomahawk có thể diệt mọi mục tiêu ở cự ly hơn 2.000 km.
Tàu ngầm tấn công hạt nhân USS Michigan có khả năng mang theo tới 154 tên lửa hành trình tấn công mặt đất Tomahawk có thể diệt mọi mục tiêu ở cự ly hơn 2.000 km.

 Theo news.zing.vn

USS Michigan thuộc loại tàu ngầm tấn công hạt nhân được chuyển đổi từ tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Ohio. Việc chuyển đổi là một phần trong Hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược Start ký kết giữa Mỹ và Liên Xô. Ảnh: Flickr/Hải quân Mỹ.
USS Michigan thuộc loại tàu ngầm tấn công hạt nhân được chuyển đổi từ tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Ohio. Việc chuyển đổi là một phần trong Hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược Start ký kết giữa Mỹ và Liên Xô. Ảnh: Flickr/Hải quân Mỹ.

 

Mỗi tàu ngầm lớp Ohio được trang bị 24 ống phóng chứa tên lửa đạn đạo liên lục địa, trong đó 22 ống phóng sẽ được chuyển đổi để chứa 7 tên lửa hành trình Tomahawk, 2 ống còn lại được tháo bỏ để lắp thêm thiết bị. Mỗi tàu ngầm chuyển đổi có thể mang theo tới 154 tên lửa. Ảnh: Navsource.
Mỗi tàu ngầm lớp Ohio được trang bị 24 ống phóng chứa tên lửa đạn đạo liên lục địa, trong đó 22 ống phóng sẽ được chuyển đổi để chứa 7 tên lửa hành trình Tomahawk, 2 ống còn lại được tháo bỏ để lắp thêm thiết bị. Mỗi tàu ngầm chuyển đổi có thể mang theo tới 154 tên lửa. Ảnh: Navsource.

 

Michigan là tàu ngầm tấn công hạt nhân mang nhiều tên lửa nhất thế giới, cùng với 3 tàu khác chuyển đổi từ lớp Ohio. Tổng cộng có 4 tàu được chuyển chức năng từ tàu ngầm hạt nhân chiến lược sang tàu ngầm tấn công hạt nhân. Ảnh: Flickr/Hải quân Mỹ.
Michigan là tàu ngầm tấn công hạt nhân mang nhiều tên lửa nhất thế giới, cùng với 3 tàu khác chuyển đổi từ lớp Ohio. Tổng cộng có 4 tàu được chuyển chức năng từ tàu ngầm hạt nhân chiến lược sang tàu ngầm tấn công hạt nhân. Ảnh: Flickr/Hải quân Mỹ.

 

Tên lửa hành trình tấn công mặt đất Tomahawk chuẩn bị nạp vào ống phóng trên tàu. Với sức chứa tới 154 tên lửa, tương đương với số tên lửa lắp trên một nhóm tác chiến mặt nước, Michigan sở hữu năng lực tấn công cực mạnh. Ảnh: Flickr/Hải quân Mỹ.
Tên lửa hành trình tấn công mặt đất Tomahawk chuẩn bị nạp vào ống phóng trên tàu. Với sức chứa tới 154 tên lửa, tương đương với số tên lửa lắp trên một nhóm tác chiến mặt nước, Michigan sở hữu năng lực tấn công cực mạnh. Ảnh: Flickr/Hải quân Mỹ.

 

Tàu ngầm Michigan có thể ẩn mình rồi phóng tên lửa tiêu diệt mục tiêu từ cự ly hàng nghìn kilomet, sau đó biến mất trong lòng đại dương và đối phương gần như bất lực trong việc đáp trả. Đồ họa: Hải quân Mỹ.
Tàu ngầm Michigan có thể ẩn mình rồi phóng tên lửa tiêu diệt mục tiêu từ cự ly hàng nghìn kilomet, sau đó biến mất trong lòng đại dương và đối phương gần như bất lực trong việc đáp trả. Đồ họa: Hải quân Mỹ.

 

Tên lửa Tomahawk có tầm bắn từ 1.700-2.500 km tùy phiên bản, mang theo đầu đạn nặng 450 kg. Đầu tháng 4, Hải quân Mỹ đã phóng 59 tên lửa loại này vào một sân bay của quân đội Syria. Ảnh: Foxtrotalpha.
Tên lửa Tomahawk có tầm bắn từ 1.700-2.500 km tùy phiên bản, mang theo đầu đạn nặng 450 kg. Đầu tháng 4, Hải quân Mỹ đã phóng 59 tên lửa loại này vào một sân bay của quân đội Syria. Ảnh: Foxtrotalpha.

 

Bên trong tàu được trang bị hệ thống điện tử hàng hải tinh vi đem lại hiệu suất tác chiến vượt trội. Michigan có thể thực hiện các nhiệm vụ bí mật dài ngày trên biển. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Bên trong tàu được trang bị hệ thống điện tử hàng hải tinh vi đem lại hiệu suất tác chiến vượt trội. Michigan có thể thực hiện các nhiệm vụ bí mật dài ngày trên biển. Ảnh: Hải quân Mỹ.

 

USS Michigan thường mang theo một dock khô phía sau cánh buồm chính để triển khai và thu hồi đặc nhiệm Navy Seal. Khoang này có thể chứa tới 66 lính đặc nhiệm. Ảnh: Flickr/Hải quân Mỹ.
USS Michigan thường mang theo một dock khô phía sau cánh buồm chính để triển khai và thu hồi đặc nhiệm Navy Seal. Khoang này có thể chứa tới 66 lính đặc nhiệm. Ảnh: Flickr/Hải quân Mỹ.

 

Khoang này cho phép triển khai lực lượng biệt kích xâm nhập bờ biển đối phương trong các nhiệm vụ bí mật. Ảnh: Foxtrotalpha.
Khoang này cho phép triển khai lực lượng biệt kích xâm nhập bờ biển đối phương trong các nhiệm vụ bí mật. Ảnh: Foxtrotalpha.

 

USS Michigan có chiều dài 170 m, rộng 13 m, lượng choán nước khi lặn 18.764 tấn, được trang bị một lò phản ứng hạt nhân S8G, tốc độ tối đa 25 hải lý/giờ, thủy thủ đoàn 155 người, trong đó có 15 sĩ quan. Ảnh: Flickr/Hải quân Mỹ.
USS Michigan có chiều dài 170 m, rộng 13 m, lượng choán nước khi lặn 18.764 tấn, được trang bị một lò phản ứng hạt nhân S8G, tốc độ tối đa 25 hải lý/giờ, thủy thủ đoàn 155 người, trong đó có 15 sĩ quan. Ảnh: Flickr/Hải quân Mỹ.

 


Ý kiến bạn đọc