Nga bắt chặt tay với kẻ thù không đội trời chung của phương Tây

13:58, 28/03/2017
|

(VnMedia) - Tổng thống Iran hôm qua (27/3) đã có cuộc gặp với Thủ tướng Nga trong một nỗ lực nhằm phát triển mạnh mẽ hơn nữa mối quan hệ nồng ấm, gắn bó giữa hai nước. Mối quan hệ này đã được tăng cường lên một bậc sau khi hai bên cùng sát cánh bên nhau trong cuộc chiến ở chiến trường Syria. Việc Nga bắt tay ngày một chặt với Iran khiến phương Tây đứng ngồi không yên vì lo lắng bởi Iran lâu nay vẫn được coi là “kẻ thù không đội trời chung” của phương Tây, đặc biệt là Mỹ.

Trong chuyến thăm đến thủ đô Moscow, Tổng thống Iran Rouhani đã nói với Thủ tướng Dmitry Medvedev rằng: "Tôi hy vọng một bước ngoặt mới sẽ được mở ra trong tiến trình phát triển mối quan hệ song phương giữa hai nước”.

Các hợp đồng mua bán vũ khí và hoạt động đầu tư của Nga vào ngành năng lượng Iran được cho sẽ là chủ đề chính trong chuyến thăm của ông Rouhani đến Nga. Chuyến thăm này diễn ra chỉ chưa đầy hai tháng trước cuộc bầu cử tổng thống dự kiến diễn ra vào ngày 19/5 tới ở Iran.

Iran đã có trong tay vũ khí bảo bối S-300 của Nga
Iran đã có trong tay vũ khí bảo bối S-300 của Nga

 

Hệ thống tên lửa phòng không S-300 là hệ thống tên lửa di động vô cùng tinh vi, có khả năng phá hủy tên lửa hành trình và chiến đấu cơ của đối phương. Được xem là một trong những tên lửa quý giá nhất của Nga, S-300, hay SA-20 Gargoyles theo cách gọi của NATO, có thể bắn hạ máy bay và tên lửa đạn đạo ở tầm xa 150km và ở độ cao lên tới 27km.
Hệ thống tên lửa phòng không S-300 là hệ thống tên lửa di động vô cùng tinh vi, có khả năng phá hủy tên lửa hành trình và chiến đấu cơ của đối phương. Được xem là một trong những tên lửa quý giá nhất của Nga, S-300, hay SA-20 Gargoyles theo cách gọi của NATO, có thể bắn hạ máy bay và tên lửa đạn đạo ở tầm xa 150km và ở độ cao lên tới 27km.

 

S-300 ban đầu được thiết kế nhằm mục đích giúp Nga đảm bảo an ninh cho các cơ sở công nghiệp và hành chính lớn, các căn cứ quân sự và kiểm soát không phận nước Nga trước máy bay tấn công của kẻ thù. Khi lần đầu tiên được Liên Xô triển khai vào năm 1979, S-300 được người Nga mệnh danh là “con cưng” và hiện nó vẫn là một trong những tên lửa đất đối không mạnh nhất thế giới. Đây cũng là một trong những loại tên lửa được rất nhiều nước thèm muốn bởi nó là thứ vũ khí hiệu quả hàng đầu trong việc bảo vệ các vùng trời.
S-300 ban đầu được thiết kế nhằm mục đích giúp Nga đảm bảo an ninh cho các cơ sở công nghiệp và hành chính lớn, các căn cứ quân sự và kiểm soát không phận nước Nga trước máy bay tấn công của kẻ thù. Khi lần đầu tiên được Liên Xô triển khai vào năm 1979, S-300 được người Nga mệnh danh là “con cưng” và hiện nó vẫn là một trong những tên lửa đất đối không mạnh nhất thế giới. Đây cũng là một trong những loại tên lửa được rất nhiều nước thèm muốn bởi nó là thứ vũ khí hiệu quả hàng đầu trong việc bảo vệ các vùng trời.

 

Xe tăng chiến đấu chủ lực T-90 là một trong những loại vũ khí hiện đại nhất của quân đội Nga. Xe tăng T-90 là phiên bản cải tiến cuối cùng của xe tăng T-72B. Tuy nhiên, khi Liên Xô tan rã, nó được đặt tên mới là T-90, cùng với những cải tiến kỹ thuật vượt bậc so với phiên bản T-72. Các nguồn tin quân sự phương Tây nói rằng, T-90 sẽ dần thay thế tăng T-72 (số lượng khoảng 500 chiếc).
Iran đang để mắt tới xe tăng T-90 của Nga. Xe tăng chiến đấu chủ lực T-90 là một trong những loại vũ khí hiện đại nhất của quân đội Nga. Xe tăng T-90 là phiên bản cải tiến cuối cùng của xe tăng T-72B. Tuy nhiên, khi Liên Xô tan rã, nó được đặt tên mới là T-90, cùng với những cải tiến kỹ thuật vượt bậc so với phiên bản T-72. Các nguồn tin quân sự phương Tây nói rằng, T-90 sẽ dần thay thế tăng T-72 (số lượng khoảng 500 chiếc).

 

Một trong những khác biệt của T-90 so với T-72B là hệ thống phòng thủ thụ động Shtora-1-7. Hệ thống này nhằm bảo vệ xe trước vũ khí chống tăng điều khiển bằng laser (đạn, bom, hỏa tiễn...) của đối phương bằng cách gây nhiễu bức xạ. Đồng thời giúp đội lái xác định và tránh các loại tên lửa chống tăng phổ biến như TOW, HOT, MILAN, M47 Dragon, hay các vũ khí điều khiển bằng laser như Maverick, Hellfire, Copperhead. Ngoài ra, nó còn có hệ thống điều khiển hỏa lực 1A45 Yrtysh, súng máy điều khiển từ xa, đạn trái phá có độ chính xác cao.
Một trong những khác biệt của T-90 so với T-72B là hệ thống phòng thủ thụ động Shtora-1-7. Hệ thống này nhằm bảo vệ xe trước vũ khí chống tăng điều khiển bằng laser (đạn, bom, hỏa tiễn...) của đối phương bằng cách gây nhiễu bức xạ. Đồng thời giúp đội lái xác định và tránh các loại tên lửa chống tăng phổ biến như TOW, HOT, MILAN, M47 Dragon, hay các vũ khí điều khiển bằng laser như Maverick, Hellfire, Copperhead. Ngoài ra, nó còn có hệ thống điều khiển hỏa lực 1A45 Yrtysh, súng máy điều khiển từ xa, đạn trái phá có độ chính xác cao.

 

Vũ khí chính của T-90 là pháo nòng trơn 125mm, tầm bắn thẳng là 4.000m, tầm bắn cầu vồng 10.000m và tên lửa là 5.000m.
Vũ khí chính của T-90 là pháo nòng trơn 125mm, tầm bắn thẳng là 4.000m, tầm bắn cầu vồng 10.000m và tên lửa là 5.000m.

 

Su-30 được phát triển từ Su-27 Flanker, với nhiều nâng cấp như tầm hoạt động được mở rộng hơn, được trang bị các tên lửa không đối không, không đối đất và các vũ khí dẫn đường chính xác hiện đại.
Iran cũng đang muốn mua chiến đấu cơ Su-30 của Nga. Su-30 được phát triển từ Su-27 Flanker, với nhiều nâng cấp như tầm hoạt động được mở rộng hơn, được trang bị các tên lửa không đối không, không đối đất và các vũ khí dẫn đường chính xác hiện đại.

 

Iran rất có thể đạt được mong muốn mua Su-30 và T-90 của Nga
Iran rất có thể đạt được mong muốn mua Su-30 và T-90 của Nga

 

Bởi Nga hiện tại đang muốn lấy lòng đồng minh Iran để tạo thêm sự vững chắc cho chỗ đứng của họ ở Trung Đông
Bởi Nga hiện tại đang muốn lấy lòng đồng minh Iran để tạo thêm sự vững chắc cho chỗ đứng của họ ở Trung Đông

Báo chí Iran đưa tin, Tổng thống Rouhani cho biết, ông sẽ bàn bạc với Nga về một loạt thỏa thuận kinh tế. Đây được xem là phần thưởng xứng đáng cho nhà lãnh đạo theo đường lối ôn hòa của Iran. Ông Rouhani đang rất muốn thể hiện với người dân Iran rằng họ đang được hưởng lợi từ thỏa thuận hạt nhân mang tính đột phá năm 2015 mà Iran ký kết được với các cường quốc. Theo đó, Iran chấp nhận hạn chế chương trình hạt nhân của họ để đổi lấy việc được nới lỏng các biện pháp trừng phạt quốc tế.

"Tổng thống Rouhani rất muốn hoàn tất được ít nhất một thỏa thuận dựa trên các hợp đồng xăng dầu mới trước khi cuộc bầu cử diễn ra”, ông Reza Mostafavi Tabatabaei – một chuyên gia về ngành năng lược và là Chủ tịch tập đoàn dầu khí ENEXD, đã nhận định như vậy.

"Các công ty phương Tây như tập đoàn Total của Pháp vẫn còn phải chờ đợi nhận được sự phê chuẩn của Mỹ trước khi thực hiện bất kỳ hoạt động đầu tư nào vào Iran. Vì thế, cơ hội duy nhất của ông Rouhani là các công ty Nga có thể ký một thỏa thuận với Iran trước cuộc bầu cử”, ông Tabatabaei cho biết thêm.

Với tư cách là hai đồng minh then chốt của chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad, Nga và Iran đã đóng vai trò mang tính quyết định trong việc giúp đảo chiều cuộc xung đột ở Syria theo hướng có lợi cho ông Assad trong suốt 18 tháng qua.

Khi chiến đấu cơ của Nga ồ ạt xuất kích từ một căn cứ không quân ở Iran để đi tấn công vào các mục tiêu khủng bố ở Syria hồi mùa hè năm ngoái, sự kiện này đã đánh dấu lần đầu tiên Moscow thực hiện một hoạt động triển khai quân sự như vậy ở quốc gia Trung Đông và nó cũng là một minh chứng rõ rệt nhất về mối quan hệ đồng minh chặt chẽ giữa Nga và Iran.

Mối quan hệ kinh tế Nga-Iran cũng phát triển mạnh mẽ như các mối quan hệ chính trị, quân sự giữa hai nước. Thương mại song phương đã tăng gần gấp đôi trong giai đoạn từ tháng 1/2016 đến 1/2017, tuyên bố của Bộ Phát triển Kinh tế Nga cho biết.

"Mối quan hệ chính trị và quân sự giữa Nga và Iran vào thời điểm này đang được phát triển mạnh mẽ chưa từng có”, Ellie Geranmayeh - chuyên gia cấp cao về chính sách của Hội đồng Đối ngoại Châu Âu đã nhận xét như vậy.

Mối lo cho Mỹ và phương Tây

Sự gắn bó giữa Nga và Iran gây quan ngại cho Ả-rập Xê-út, cho phương Tây và cho Mỹ. Ả-rập Xê-út là địch thủ chính của Iran trong khu vực Trung Đông. Trong khi đó, phương Tây và Mỹ đối đầu kịch liệt với Nhà nước Hồi giáo về chương trình hạt nhân và tên lửa. Mặc dù Tehran đã ký với các cường quốc một thỏa thuận hạt nhân nhưng mới đây nước này lại vừa thực hiện một vụ thử tên lửa đạn đạo. Diễn biến này khiến phương Tây sôi sục tức giận và lo lắng. Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố đặt Iran “vào tầm ngắm” và sẵn sàng tung ra những biện pháp trừng phạt mới.

Điều gây lo ngại lớn nhất đối với phương Tây và Mỹ liên quan đến mối quan hệ Nga-Iran chính là hoạt động mua bán vũ khí. Cụ thể, phương Tây bị ảm ảnh bởi viễn cảnh Moscow bán cho Tehran những hệ thống vũ khí hạng nặng tối tân. Năm ngoái, Nga từng cung cấp cho Iran các hệ thống tên lửa thiện chiến S-300.

Giới chức phương Tây hiện tại đang thấp thỏm lo âu trước thông tin Iran đang tìm cách mua được các chiến đấu cơ Su-30 và xe tăng T-90 từ Nga.

Kiệt Linh (tổng hợp)


Ý kiến bạn đọc