Hết kiên nhẫn, Nhật sẽ tấn công phủ đầu Triều Tiên?

07:16, 09/03/2017
|

(VnMedia) - Sau khi Triều Tiên bắn loạt tên lửa mới nhất về phía Biển Nhật Bản, các nghị sĩ Nhật Bản đang kêu gọi nước này thông qua một chính sách quân sự mới nhằm đối phó lại với nước láng giềng có vũ khí hạt nhân.

Nhật Bản lâu nay vẫn tuyên bố rằng chính sách quân sự của họ đều xuất phát từ lập trường phòng vệ. Kể từ năm 1951, Nhật Bản phần lớn được bảo đảm an ninh bởi đồng minh Mỹ - nước có một loạt căn cứ quân sự xung quanh Thái Bình Dương, ở bắc Australia và ở Okinawa của Nhật.

“Nếu các máy bay ném bom tấn công chúng ta hay tàu chiến dội hỏa lực vào chúng ta, chúng ta sẽ đáp trả. Tấn công một đất nước bắn tên lửa về phía chúng ta thì không có gì là khác biệt cả”, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera cho biết trong một cuộc họp của giới chức Nhật Bản nhằm bàn về các biện pháp phòng thủ trước tên lửa của Triều Tiên.

Là đồng minh và cũng là nhà tài trợ lớn nhất của Triều Tiên – Trung Quốc đã kêu gọi Triều Tiên ngừng thử tên lửa để “làm dịu cuộc khủng hoảng đang diễn ra hiện nay”, Ngoại trưởng Trung Quốc Wang Yi cho biết ở thủ đô Bắc Kinh. Ông Wang cũng gợi ý Hàn Quốc và Mỹ nên ngừng tập trận chung. Mỹ gần đây đang thúc đẩy việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD trên lãnh thổ Hàn Quốc.

"Trung Quốc có tên lửa có thể vươn tới Nhật Bản, vì thế bất kỳ lời phàn nào của họ cũng không thể giành được sự thông cảm của cộng đồng quốc tế”, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản nhấn mạnh. Liên quan đến việc chuyển từ tư thế “phòng thủ” sang cân nhắc chính sách “tấn công phủ đầu”, ông Onodera cho hay, “công nghệ đem lại lợi thế và bản chất của cuộc xung đột đã thay đổi”.

Các nghị sĩ của Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản cũng chia sẻ quan điểm của ông Onodera. “Đã đến lúc chúng ta cần phải xây dựng năng lực,” ông Hiroshi Imazu – Chủ tịch Hội đồng An ninh của Đảng, cho biết. "Không có sự răn đe, Triều Tiên sẽ xem chúng ta là yếu ớt”, ông Imazu nói thêm. Một số lựa chọn mà Nhật Bản đang có hiện nay là triển khai các chiến đấu cơ tối tân F-35 mà họ mua được từ Mỹ. Nhật Bản đã đặt hàng 28 chiếc tiêm kích tối tân thế hệ thứ năm này nhưng có thể Mỹ chưa bàn giao đủ số lượng. Ông Imazu tỏ ra hoài nghi không biết liệu lực lượng răn đe của Nhật Bản có bao gồm tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình hoặc chiến đấu cơ F-35.

Hiện tại, Thủy quân Lục chiến Mỹ đã huy động gần một tá chiếc F-35 đến đóng tại một căn cứ ở Nhật Blanr, cách phía tây nam Hiroshima khoảng 40km.

Mối đe dọa ngày càng tăng lên từ Triều Tiên đã thúc đẩy giới lãnh đạo ở Tokyo cân nhắc nhiều lựa chọn phòng thủ. "Chúng tôi đã đặt nền móng cho việc làm sao có thể có được năng lực tấn công", một quan chức giấu tên của Nhật Bản tiết lộ. 

Nhật Bản tuyên bố sẽ chuyển từ tư thế phòng thủ sang cân nhắc khả năng sẵn sàng tấn công phủ đầu Triều Tiên
Nhật Bản tuyên bố sẽ chuyển từ tư thế phòng thủ sang cân nhắc khả năng sẵn sàng tấn công phủ đầu Triều Tiên

 

Nhật Bản tuyên bố sẽ chuyển từ tư thế phòng thủ sang cân nhắc khả năng sẵn sàng tấn công phủ đầu Triều Tiên
F-35 là vũ khí mà Nhật có thể lựa chọn để đối phó với Triều Tiên

 

F-35
Chiến đấu cơ F-35

 

F-35
F-35

 

F-35
F-35

 

F-35
F-35

 

F-35
F-35

 

F-35
F-35

Nhật Bản đang hướng tới mục tiêu thay thế phi đội F-4 già cỗi bằng những chiếc chiến đấu cơ tàng hình tối tân F-35 của tập đoàn sản xuất vũ khí nổi tiếng Lockheed Martin. Nhật Bản muốn trang bị cho mình những máy bay chiến đấu cơ tối tân F-35 của Mỹ nhằm tăng cường sức mạnh quân sự của nước này trước một Trung Quốc ngày càng mạnh và cũng để đối phó với một Triều Tiên ngày càng khó lường. Nếu có F-35 trong tay, Nhật Bản sẽ vượt Trung Quốc về máy bay tàng hình. Hiện tại, Trung Quốc đang đổ tiền đầu tư vào việc phát triển máy bay chiến đấu tàng hình J-20.

Chiến đấu cơ F-35 do hãng Lockheed Martin thiết kế và phát triển dựa trên phiên bản máy bay X-35 trước đó. Đây là loại chiến đấu cơ tiêm kích đa năng tàng hình hiện đại và cơ động bậc nhất thế giới. Máy bay này được phát triển để thực hiện các nhiệm vụ như tấn công các mục tiêu trên mặt đất, trinh sát và phòng không.

Dự án F-35 được ca ngợi là kỳ tích công nghệ, tạo ra sản phẩm có thể thống trị bầu trời. F-35 có 3 phiên bản khác nhau gồm F-35A, F-35B và F-35C. Trong đó, F-35A có khả năng cất và hạ cánh như máy bay chiến đấu thông thường; F-35B cất và hạ cánh thẳng đứng như trực thăng và F-35C triển khai trên các tàu sân bay.

Các thông số kỹ thuật của F-35 cho thấy đây là một thế hệ máy bay tàng hình vượt bậc, với chiều dài khoảng 15m, có sức chứa trong hơn 7.200 lít nhiên liệu và có thể bay với tốc độ lên tới hơn 1.920 km/h. Vũ khí mà F-35 được trang bị cũng hết sức tối tân, bao gồm 1 khẩu pháo GAU-12/U 25 mm - gắn từ 180 quả đạn đến 220 quả đạn tùy phiên bản nâng cấp. F35 được trang bị tên lửa, bom nhiều hơn và một thùng nhiên liệu phụ. Trong thân máy bay, tối đa có 4 tên lửa đối không AIM-120 AMRAAM, AIM-9X Sidewinder hay AIM-132 ASRAAM hoặc 2 tên lửa đối không và 2 tên lửa đối đất.

Tất cả các phiên bản của F-35 đều được trang bị công nghệ tàng hình siêu việt, có khả năng tránh radar, đạt tốc độ siêu âm và gắn camera giúp phi công có thể quan sát 360 độ từ buồng lái xuống mặt đất. Tuy nhiên, dự án phát triển F-35 cũng là dự án vũ khí gây tranh cãi nhất khi vừa là dự án vũ khí đắt đỏ nhất lịch sử Mỹ và cũng lắm trục trặc.

Kiệt Linh (tổng hợp)


Ý kiến bạn đọc