Bị tên lửa Triều Tiên "vỗ" vào mặt, Nhật phản ứng bất thường

15:16, 09/03/2017
|

(VnMedia) - Loạt tên lửa đạn đạo mà Triều Tiên phóng đi hôm thứ Hai (6/3) đã rơi xuống khu vực gần với lãnh thổ Nhật Bản nhất từ chiếc đến nay, nguồn tin báo chí cho biết. Thông tin này khiến Tokyo không khỏi giật mình lo ngại. Điều này giải thích lý do tại sao Nhật Bản đã tính đến chuyện sẵn sàng tấn công phủ đầu Triều Tiên bất chấp việc nước này theo đuổi “hiến pháp hòa bình” suốt nhiều thập kỷ qua.

Bình Nhưỡng sáng 6/3 đã bắn đi tổng số 4 quả tên lửa về hướng Biển Nhật Bản và 3 trong số này rơi xuống vùng đặc quyền kinh tế của Tokyo. Các tên lửa của Triều Tiên được cho là đã bay một khoảng cách hơn 1.000km trước khi rơi xuống biển. Bình Nhưỡng tuyên bố, vụ phóng tên lửa mới nhất của họ là một phần của cuộc tập trận được tiến hành với mục tiêu ngắm bắn vào các căn cứ quân sự của Mỹ trên lãnh thổ Nhật Bản. Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un đích thân giám sát cuộc tập trận.

Khi ngày càng có nhiều thông tin về vụ phóng tên lửa mới nhất của Triều Tiên được tung ra thì Nhật Bản càng thêm quan ngại. Trong số 4 quả tên lửa được phóng đi thì có đến 3 quả tên lửa rơi ở khu vực cách chỉ khoảng từ 300 đến 350km so với quận Akita nằm phía tây bắc đảo chính Honshu của Nhật Bản. Một quả tên lửa thậm chí rơi ở nơi cách quận Akita chỉ khoảng 200km. Đây là khoảng cách gần Nhật Bản nhất mà một tên lửa của Triều Tiên vươn tới trong lịch sử phát triển tên lửa của nước này, đài truyền hình NHK hôm nay (9/3) dẫn một báo cáo phân tích của chính phủ Nhật Bản cho biết.

Với thông tin trên, rõ ràng, tên lửa của Bình Nhưỡng đang trở thành một mối đe dọa lớn chưa từng có và đang hiển hiện ngay trước mắt đối với Nhật Bản.

Chính quyền của Chủ tịch Kim Jong Un đang thể hiện một lập trường thách thức chưa từng có trong vấn đề hạt nhân và tên lửa
Chính quyền của Chủ tịch Kim Jong Un đang thể hiện một lập trường thách thức chưa từng có trong vấn đề hạt nhân và tên lửa

 

Triều Tiên vừa phóng đi 4 quả tên lửa về phía Biển Nhật Bản, khuấy động sự căng thẳng trong khu vực
Triều Tiên vừa phóng đi 4 quả tên lửa về phía Biển Nhật Bản, khuấy động sự căng thẳng trong khu vực

 

Một quả tên lửa của Triều Tiên đã rơi xuống khu vực gần nhất với Nhật Bản từ trước đến nay
Một quả tên lửa của Triều Tiên đã rơi xuống khu vực gần nhất với Nhật Bản từ trước đến nay

 

Mối đe dọa tên lủa từ Triều Tiên đối với Nhật Bản trở nên hiển hiện hơn bao giờ hết
Mối đe dọa tên lửa từ Triều Tiên đối với Nhật Bản trở nên hiển hiện hơn bao giờ hết

 

Chính vì thế, Tokyo đã tính chuyện có thể tấn công phủ đầu nước láng giềng Triều Tiên
Chính vì thế, Tokyo đã tính chuyện có thể tấn công phủ đầu nước láng giềng Triều Tiên

 

Về phần mình, Mỹ và Hàn Quốc đang thúc đẩy kế hoạch triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tối tân THAAD
Về phần mình, Mỹ và Hàn Quốc đang thúc đẩy kế hoạch triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tối tân THAAD

 

Mỹ đã chuyển những bộ phận đầu tiên của hệ thống THAAD đến lãnh thổ Hàn Quốc
Mỹ đã chuyển những bộ phận đầu tiên của hệ thống THAAD đến lãnh thổ Hàn Quốc

 

Hệ thống THAAD được tuyên bố là nhằm để đối phó với Triều Tiên nhưng nó gây quan ngại cho cả Nga và Trung Quốc
Hệ thống THAAD được tuyên bố là nhằm để đối phó với Triều Tiên nhưng nó gây quan ngại cho cả Nga và Trung Quốc

Trước đó, ông Carl Schuster - giáo sư tại Đại học Thái Bình Dương Hawaii và là cựu giám đốc Trung tâm Tình báo Liên quân thuộc Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ, cũng đã đưa ra nhận định cho thấy tên lửa của Triều Tiên ngày càng trở nên nhanh và nguy hiểm hơn.

Giới phân tích tin rằng, sự kiện Triều Tiên phóng đi liên tiếp 4 quả tên lửa đạn đạo tầm trung chứng tỏ một thực tế rằng chương trình tên lửa của nước này đang đạt được những bước tiến nhanh chóng, tạo ra được những tên lửa ngày càng mạnh. Triều Tiên mới chỉ phóng tên lửa đạn đạo hồi tháng trước và chưa đầy 30 ngày sau, họ tiếp tục phóng đi một loạt tên lửa mới. Điều này cho thấy, Bình Nhưỡng chỉ cần 1/3 số thời gian so với trước đây để thực hiện vụ phóng mới. Triều Tiên đã rút ngắn được rất nhiều thời gian trong việc chuẩn bị hệ thống phóng tên lửa và cũng đẩy nhanh được tốc độ sản xuất, vận chuyển tên lửa tới bãi phóng.

Ngoài ra, thực tế Triều Tiên có thể phóng tên lửa liên tiếp như vậy đồng nghĩa với việc kho tên lửa của Triều Tiên hiện nay lớn hơn so với trước đây.

Như vậy, sức mạnh tên lửa của Triều Tiên giờ đây không chỉ đe dọa các nước gần như Hàn Quốc, Nhật Bản mà thậm chí là cả Mỹ.

Đối mặt với nguy cơ ngày càng đáng sợ từ tên lửa Triều Tiên, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Tomomi Inada hôm nay tuyên bố, Tokyo không loại trừ bất kỳ biện pháp đáp trả nào nhằm vào Triều Tiên trong khuôn khổ luật pháp quốc tế liên quan đến việc phóng tên lửa.

Triều Tiên trước đây đã có 4 lần phóng tên lửa đạn đạo về phía Nhật Bản nhưng lần mới nhất vừa rồi đã buộc Nhật Bản phải cân nhắc đến lựa chọn tấn công phủ đầu Triều Tiên. Nguyên nhân tất nhiên xuất phát từ mức độ nguy hiểm của tên lửa Triều Tiên.

Giới nghị sĩ có ảnh hưởng của Nhật Bản đã chỉ ra rằng, Nhật Bản cần phải phát triển năng lực tấn công phủ đầu nhằm vào các cơ sở tên lửa của nước láng giềng có vũ khí hạt nhân. Trong nhiều thập kỷ qua, Nhật Bản tránh thực hiện những bước đi tốn kém nhằm có được các vũ khí tấn công như tên lửa hành trình. Thay vào đó, Nhật dựa vào đồng minh Mỹ để chống lại các mối đe dọa từ bên ngoài. Tuy nhiên, với diễn biến ngày càng đáng lo ngại từ Triều Tiên, Nhật Bản đang tiến tới một cơ chế phòng thủ mạnh mẽ hơn và mang tính chủ động hơn.

Kiệt Linh (tổng hợp)

 


Ý kiến bạn đọc