Việt Nam sẽ bắn thử tên lửa S-300?

08:31, 18/02/2017
|
Có khả năng trong năm 2017, Trung đoàn 64 (Sư đoàn 361) sẽ tiến hành bắn đạn thật với tổ hợp tên lửa phòng không S-300.
Theo phóng sự về công tác huấn luyện sẵn sàng chiến đấu tại Trung đoàn tên lửa 64, Sư đoàn 361, Quân chủng Phòng không – Không quân của kênh Quốc phòng Việt Nam, thì trong năm 2017 kế hoạch huấn luyện của trung đoàn (trang bị tên lửa phòng không S-300) sẽ tiến hành huấn luyện bắn đạn thật. Nguồn ảnh: Quốc phòng Việt Nam
Theo phóng sự về công tác huấn luyện sẵn sàng chiến đấu tại Trung đoàn tên lửa 64, Sư đoàn 361, Quân chủng Phòng không – Không quân của kênh Quốc phòng Việt Nam, thì trong năm 2017 kế hoạch huấn luyện của trung đoàn (trang bị tên lửa phòng không S-300) sẽ tiến hành huấn luyện bắn đạn thật. Nguồn ảnh: Quốc phòng Việt Nam
Trung tá Lê Trần Phương - Phó Trung đoàn trưởng, TMT Trung đoàn 64, Sư đoàn phòng không 361 trả lời kênh QPVN: “Ngay từ những ngày đầu năm này thì cùng với nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu Tết Nguyên Đán thì cán bộ chiến sĩ Trung đoàn cũng đang tích cực chuẩn bị mọi mặt về cơ sở, vật chất cho nhiệm vụ huấn luyện năm 2017 như: huấn luyện bắn đạn thật, huấn luyện diễn tập của lực lượng pháo ZSU cũng như tổ hợp S-300... đây là nhiệm vụ mà trung đoàn rất coi trọng”… Nguồn ảnh: Quốc phòng Việt Nam
Trung tá Lê Trần Phương - Phó Trung đoàn trưởng, TMT Trung đoàn 64, Sư đoàn phòng không 361 trả lời kênh QPVN: “Ngay từ những ngày đầu năm này thì cùng với nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu Tết Nguyên Đán thì cán bộ chiến sĩ Trung đoàn cũng đang tích cực chuẩn bị mọi mặt về cơ sở, vật chất cho nhiệm vụ huấn luyện năm 2017 như: huấn luyện bắn đạn thật, huấn luyện diễn tập của lực lượng pháo ZSU cũng như tổ hợp S-300... đây là nhiệm vụ mà trung đoàn rất coi trọng”… Nguồn ảnh: Quốc phòng Việt Nam
Như vậy, có khả năng rất cao rằng trong năm 2017, bộ đội tên lửa S-300 lần đầu tiên tiến hành hoạt động huấn luyện bắn đạn thật. Trước đó, hầu hết các cuộc diễn tập S-300 tham gia chủ yếu huấn luyện bắt bám mục tiêu, thực hiện phóng giả chứ không thực hiện bắn bia bay thật. Nguồn ảnh: Quốc phòng Việt Nam
Như vậy, có khả năng rất cao rằng trong năm 2017, bộ đội tên lửa S-300 lần đầu tiên tiến hành hoạt động huấn luyện bắn đạn thật. Trước đó, hầu hết các cuộc diễn tập S-300 tham gia chủ yếu huấn luyện bắt bám mục tiêu, thực hiện phóng giả chứ không thực hiện bắn bia bay thật. Nguồn ảnh: Quốc phòng Việt Nam

 

 

 

Sở dĩ bộ đội tên lửa S-300 ít khi thực hiện bắn đạn thật vì lý do trường bắn của ta không đủ lớn về chiều sâu so với tầm bắn rất xa của S-300. Bên cạnh đó, các loại UAV mục tiêu của ta thông số kỹ thuật còn nhiều hạn chế về tốc độ, về tầm bay, trần bay khiến việc đóng giả “máy bay địch” để làm mục tiêu S-300 là không tương xứng, khó phát huy hết khả năng của S-300. Nguồn ảnh: Quốc phòng Việt Nam
Sở dĩ bộ đội tên lửa S-300 ít khi thực hiện bắn đạn thật vì lý do trường bắn của ta không đủ lớn về chiều sâu so với tầm bắn rất xa của S-300. Bên cạnh đó, các loại UAV mục tiêu của ta thông số kỹ thuật còn nhiều hạn chế về tốc độ, về tầm bay, trần bay khiến việc đóng giả “máy bay địch” để làm mục tiêu S-300 là không tương xứng, khó phát huy hết khả năng của S-300. Nguồn ảnh: Quốc phòng Việt Nam
Với sự tiến bộ vượt bậc của công nghiệp quốc phòng nội địa, hiện tại Việt Nam đã phát triển thành công nhiều loại UAV làm bia bay mục tiêu gồm cả bia bay “đóng giả” tên lửa hành trình. Như vậy, chúng ta có thể có được một mục tiêu tương xứng cho S-300 “tấn công”. Nguồn ảnh: Quốc phòng Việt Nam
Với sự tiến bộ vượt bậc của công nghiệp quốc phòng nội địa, hiện tại Việt Nam đã phát triển thành công nhiều loại UAV làm bia bay mục tiêu gồm cả bia bay “đóng giả” tên lửa hành trình. Như vậy, chúng ta có thể có được một mục tiêu tương xứng cho S-300 “tấn công”. Nguồn ảnh: Quốc phòng Việt Nam
Hiện nay, Trung đoàn 64 (Sư đoàn 361) và Trung đoàn 93 (Sư đoàn 367) là hai đơn vị duy nhất trong toàn Quân chủng Phòng không - Không quân được trang bị các tổ hợp tên lửa phòng không S-300PMU1 hiện đại được mua của Nga cách đây hơn 10 năm. Trong ảnh, đài điều khiển tên lửa 30N6E của tổ hợp S-300PMU1 thuộc Trung đoàn 64. Nguồn ảnh: Quốc phòng Việt Nam
Hiện nay, Trung đoàn 64 (Sư đoàn 361) và Trung đoàn 93 (Sư đoàn 367) là hai đơn vị duy nhất trong toàn Quân chủng Phòng không - Không quân được trang bị các tổ hợp tên lửa phòng không S-300PMU1 hiện đại được mua của Nga cách đây hơn 10 năm. Trong ảnh, đài điều khiển tên lửa 30N6E của tổ hợp S-300PMU1 thuộc Trung đoàn 64. Nguồn ảnh: Quốc phòng Việt Nam
Bên trong đài điều khiển tên lửa S-300. Nguồn ảnh: Quốc phòng Việt Nam
Bên trong đài điều khiển tên lửa S-300. Nguồn ảnh: Quốc phòng Việt Nam
Việc vận hành tổ hợp S-300 đòi hỏi quá trình học tập, làm chủ rất nghiêm ngặt bởi đây là vũ khí rất mạnh nhưng cũng rất phức tạp… Nguồn ảnh: Quốc phòng Việt Nam
Việc vận hành tổ hợp S-300 đòi hỏi quá trình học tập, làm chủ rất nghiêm ngặt bởi đây là vũ khí rất mạnh nhưng cũng rất phức tạp… Nguồn ảnh: Quốc phòng Việt Nam
Màn hình hiện sóng tổ hợp tên lửa S-300. Nguồn ảnh: Quốc phòng Việt Nam
Màn hình hiện sóng tổ hợp tên lửa S-300. Nguồn ảnh: Quốc phòng Việt Nam
Đài 30N6E được coi là
Đài 30N6E được coi là "trái tim" của tổ hợp tên lửa phòng không S-300PMU1, chúng có khả năng thám sát mục tiêu ở cự ly tối đa đến 200km với số mục tiêu thám sát cùng lúc đến 12, có khả năng dẫn đường 12 tên lửa tấn công 6 mục tiêu cùng lúc. Nguồn ảnh: Quốc phòng Việt Nam
S-300PMU1 có khả năng tiêu diệt hầu hết các mục tiêu khí động ở độ cao từ 10m tới 27km, đặc biệt có thể đánh chặn cả tên lửa đạn đạo chiến thuật. Nguồn ảnh: Quốc phòng Việt Nam
S-300PMU1 có khả năng tiêu diệt hầu hết các mục tiêu khí động ở độ cao từ 10m tới 27km, đặc biệt có thể đánh chặn cả tên lửa đạn đạo chiến thuật. Nguồn ảnh: Quốc phòng Việt Nam
Các loại đạn chủ yếu của S-300PMU1 gồm: đạn 5V55R (tầm bắn 90km, dùng hệ dẫn đường radar bán chủ động) và 48N6/E có tầm bắn 150km, dẫn đường TVM. Ngoài ra, có khả năng triển khai 2 loại tên lửa đời mới 9M96E1 (tầm bắn 40km, dẫn đường radar chủ động) và 9M96E 2 (tầm bắn 120km, dẫn đường radar chủ động). Nguồn ảnh: Quốc phòng Việt Nam
Các loại đạn chủ yếu của S-300PMU1 gồm: đạn 5V55R (tầm bắn 90km, dùng hệ dẫn đường radar bán chủ động) và 48N6/E có tầm bắn 150km, dẫn đường TVM. Ngoài ra, có khả năng triển khai 2 loại tên lửa đời mới 9M96E1 (tầm bắn 40km, dẫn đường radar chủ động) và 9M96E 2 (tầm bắn 120km, dẫn đường radar chủ động). Nguồn ảnh: Quốc phòng Việt Nam

Theo Kiến Thức

 


Ý kiến bạn đọc