Trắng đêm cứu hộ tàu SE2 lật ở Huế

11:04, 21/02/2017
|

Hàng trăm công nhân thức trắng đêm cật lực khắc phục, sửa chữa những tà vẹt bị hư hại ra khỏi đường ray để cứu hộ những toa tàu bị lật tại Huế hôm 20/2.

Tổng công ty đường sắt huy động 2 cần cẩu loại 100 tấn từ Đà Nẵng và TP Huế cùng hàng trăm cán bộ nhân viên của ngành túc trực tiến hành cứu hộ những toa tàu bị lật, đồng thời sửa chữa lại hệ thống đường ray bị hỏng đêm 20, rạng sáng 21/2.
Tổng công ty đường sắt huy động 2 cần cẩu loại 100 tấn từ Đà Nẵng và TP Huế cùng hàng trăm cán bộ nhân viên của ngành túc trực tiến hành cứu hộ những toa tàu bị lật, đồng thời sửa chữa lại hệ thống đường ray bị hỏng đêm 20, rạng sáng 21/2.
Đến 19h15, công việc cứu hộ những toa tàu bị lật mới được tiến hành sau khi đưa được thi thể Phó trưởng tàu, anh Phạm Hồng Phượng (33 tuổi, quê Yên Bái) bị mắc kẹt trong cabin đầu máy tàu ra ngoài. 
Đến 19h15, công việc cứu hộ những toa tàu bị lật mới được tiến hành sau khi đưa được thi thể Phó trưởng tàu, anh Phạm Hồng Phượng (33 tuổi, quê Yên Bái) bị mắc kẹt trong cabin đầu máy tàu ra ngoài. 
Đội cứu hộ đưa dây giằng cần cẩu lòn qua các toa tàu bị lật để di chuyển vào lại đường ray. Công việc diễn ra rất khó khăn bởi vị trí các toa tàu bị lật cách khá xa đường ray.
Đội cứu hộ đưa dây giằng cần cẩu lòn qua các toa tàu bị lật để di chuyển vào lại đường ray. Công việc diễn ra rất khó khăn bởi vị trí các toa tàu bị lật cách khá xa đường ray.
Hiện trường nửa đêm qua, công nhân dùng máy cắt để cắt bỏ những bộ phận bị hỏng của các toa tàu bị lật để cần cẩu có thể dễ dàng đưa chúng trở lại đường ray.
Hiện trường nửa đêm qua, công nhân dùng máy cắt để cắt bỏ những bộ phận bị hỏng của các toa tàu bị lật để cần cẩu có thể dễ dàng đưa chúng trở lại đường ray.
Có mặt tại hiện trường,Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông nhận định:
Có mặt tại hiện trường,Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông nhận định: "Đây là tai nạn tàu hỏa đặc biệt nghiêm trọng. Có thể phải mất nhiều ngày, chúng tôi mới xử lý xong vụ việc".
Phần đường ray bị hỏng, bị lệch được cắt rời để thay thế mới ngay trong đêm. Tổng chiều dài những điểm bị hỏng hơn 100 m khiến công việc khắc phục gặp khó khăn và mất nhiều thời gian.
Phần đường ray bị hỏng, bị lệch được cắt rời để thay thế mới ngay trong đêm. Tổng chiều dài những điểm bị hỏng hơn 100 m khiến công việc khắc phục gặp khó khăn và mất nhiều thời gian.
Công nhân cật lực di chuyển những cột tà vẹt bằng bê tông bị hỏng ra khỏi đường ray và tạm thời thay thế bằng tà vẹt gỗ nhằm sớm thông tuyến đường sắt Bắc - Nam.
Công nhân cật lực di chuyển những cột tà vẹt bằng bê tông bị hỏng ra khỏi đường ray và tạm thời thay thế bằng tà vẹt gỗ nhằm sớm thông tuyến đường sắt Bắc - Nam.
Đêm tối cộng với thời tiết khá lạnh không ngăn được những nỗ lực làm việc của những người thợ. Họ phải nhanh chóng sửa chữa những phần hư hỏng của hệ thống đường ray tại vị trí xảy ra tai nạn.
Đêm tối cộng với thời tiết khá lạnh không ngăn được những nỗ lực làm việc của những người thợ. Họ phải nhanh chóng sửa chữa những phần hư hỏng của hệ thống đường ray tại vị trí xảy ra tai nạn.
Lực lượng cứu hộ được chia thành nhiều kíp để sửa chữa và thay thế hệ thống đường ray bị hỏng. Trong ảnh là một số công nhân tranh thủ giây phút nghỉ ngơi để chợp mắt.
Lực lượng cứu hộ được chia thành nhiều kíp để sửa chữa và thay thế hệ thống đường ray bị hỏng. Trong ảnh là một số công nhân tranh thủ giây phút nghỉ ngơi để chợp mắt.
Xã Lộc Thủy (huyện Phú Lộc, Thừa thiên - Huế), địa điểm xảy ra vụ tai nạn đường sắt kinh hoàng khiến 3 người tử vong. Ảnh: 
Xã Lộc Thủy (huyện Phú Lộc, Thừa thiên - Huế), địa điểm xảy ra vụ tai nạn đường sắt kinh hoàng khiến 3 người tử vong. Ảnh: Google Maps.

Vụ tai nạn tàu hỏa xảy ra vào chiều 20/2 tại thôn Phước Hưng, xã Lộc Thủy (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế) khiến 3 người tử vong, 4 người bị thương. Cú va chạm mạnh khiến 6 toa tàu SE2 bị trật bánh khỏi đường ray (có 3 toa lật nghiêng). Hệ thống đường sắt Bắc - Nam bị tê liệt hoàn toàn.

Đến 19h15 cùng ngày, sau khi đưa được thi thể Phó trưởng tàu, Phạm Hồng Phượng (33 tuổi, quê tỉnh Yên Bái) ra khỏi toa tàu sau gần 5 giờ đồng hồ bị mắc kẹt, ngành đường sắt đã huy động tổng lực lực lượng và phương tiện để tiến hành cứu hộ, sửa chữa hệ thống đường ray bị hư hỏng sau vụ tai nạn thảm khốc.

Theo ông Trần Hoán, Giám đốc Công ty Cổ phần Quản lý Đường sắt Bình Trị Thiên, đơn vị này đã huy động hơn 60 người, sử dụng tà vẹt gỗ sửa chữa đoạn đường sắt bị hư hỏng để cần cẩu từ Đà Nẵng ra sớm tiếp cận hiện trường và tiến hành cứu hộ tác toa tàu, đồng thời làm xuyên đêm để sớm thông tuyến đường sắt Bắc - Nam.

Theo Zing

 


Ý kiến bạn đọc