Khát nước: Dấu hiệu của một số bệnh nguy hiểm

06:21, 08/07/2015
|

(VnMedia) - Khát nước là dấu hiệu cơ thể bạn đang mất nước, cần bổ sung để cân bằng cơ thể. Tuy nhiên, khát nước kéo dài nhiều thì có thể đó  là dấu hiệu của một số bệnh nguy hiểm.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa.

Dưới đây là một số bệnh có biểu hiện khát nước:

 

Thận bị tổn thương

 

Bình thường bạn sẽ cảm thấy rất khát nước sau khi ăn thức ăn mặn hoặc cay, hoặc sau khi tham gia vào luyện tập thể thao. Bạn cũng có thể cảm thấy khát khi bạn bị nôn mửa, tiêu chảy, hoặc mất máu đáng kể. Một số loại thuốc theo đơn cũng gây khát nước. Nhưng nếu khát quá mức thường xuyên và kéo dài có thể là dấu hiệu thận của bạn bị tổn thương. Khả năng giữ nước của cơ quan này không còn cũng làm người bệnh luôn khát nước.

 

Triệu chứng của tiểu đường

 

Một trong những triệu chứng đặc trưng của bệnh đái tháo đường là uống nhiều và tiểu nhiều. Điều này đã khiến cho một số bệnh nhân có suy nghĩ, lý giải nhầm rằng tiểu nhiều là do uống nhiều nước gây nên. Thực tế như thế nào? Nguyên nhân khiến bệnh nhân đái tháo đường phải tiểu nhiều là do hậu quả của đường huyết tăng cao, chứ không phải do uống nhiều nước. Khi đường huyết tăng quá cao, cơ thể có thể sẽ đưa đường từ nước tiểu ra ngoài bằng cách tăng đào thải nước tiểu. Do lượng nước tiểu bài tiết ra ngoài quá nhiều làm cơ thể bị mát đi một Chức năng chủ yếu của thận là bài tiết nước, điều tiết nước trong cơ thể sao cho ở mức cân bằng, vừa đủ. Mỗi ngày, thận có thể bài tiết một lượng đáng kể các sản phẩm acid chuyển hóa, các sản phẩm protid phân giải.. lượng nước lớn dẫn đến trung khu thần kinh trung ương bị kích thích gây ra hiện tượng khát nước. Có thể nói đây là cơ chế bảo vệ của cơ thể khi đường huyết tăng cao.


Vì vậy, việc uống nước nhiều không thể làm tăng gánh nặng hơn cho thận kể cả đối với những người bị bệnh lý về thận do đái tháo đường hoặc ở những người chức năng thận bị giảm sút thì cũng không làm tăng tổn hại đến chức năng thận.

Theo khuyến cáo của bác sĩ Phạm Thị Hồng Hoa - Trưởng khoa Nội tiết - Đái tháo đường, BV Bạch Mai, người bệnh đái tháo đường cần uống đủ nước, khoảng 1,5 - 2 lít ngày để góp phần ổn định đường huyết. Uống đủ nước để thận có nước để lọc, nếu thiếu nước sẽ dẫn đến tình trạng cô đặc máu làm cho lượng đường thừa gây đường huyết tăng cao và các chất cặn bã khác không có được đào thải ra ngoài dẫn đến áp lực thẩm thấu huyết tương tăng cao. Nếu thiếu nước lâu dài sẽ gây ra biến chứng hôn mê.

 

Thừa hormon

 

Thừa hormon cũng là một nguyên nhân gây thường xuyên khát nước. Nhiều khả năng bạn đã mắc bệnh cường chức năng tuyến giáp. Bệnh nhân mắc bệnh này luôn uống nhiều và khát nhiều, thích uống nước lạnh, thường đi tiểu nhiều...

 

Nhiễm trùng huyết: đây là một căn bệnh nguy hiểm gây ra bởi các vi khuẩn,di chuyển theo đường máu gây tổn thương các cơ quan như tim, não, gan, thận…

 

Khát nước do dùng thuốc trị bệnh tăng huyết áp. Vì cảm giác khát nước do dùng clophelin, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách tiểu tiện ít để tiết kiệm nguồn nước. Nếu kéo dài tình trạng này, người bệnh sẽ mắc thêm các bệnh khác về đường tiết niệu, thậm chí thận sẽ bị tổn thương nghiêm trọng.


Thường gặp ở phụ nữ là chứng khát nước mà không rõ nguyên nhân, làm bệnh nhân hay nổi nóng, dễ xung đột, thần kinh bị kích động (căng thẳng, mệt mỏi...).


Nước rất cần thiết cho cơ thể, mọi người phải thường xuyên uống nước, uống ít một, uống làm nhiều lần, tuyệt đối không nên uống một lúc một lượng nước lớn để tránh phá vỡ sự cân bằng của nước và các chất điện giải trong cơ thể.

 

Khi bị khát nước dài ngày, bạn nên đi khám chuyên khoa để tìm đúng nguyên nhân gây khát. Đừng chủ quan, vì nếu đó là dấu hiệu của một số bệnh nguy hiểm mà không được điều trị sớm hậu quả sẽ khó lường.

 

Khi nào đi khám bác sĩ?

- Tiểu nhiều: đi tiểu hơn 3 lít/ngày với người lớn (và hơn 2 lít/ngày với trẻ em).

 

- Khát quá nhiều và liên tục không giải thích được

 

- Khát tăng được đi kèm với các triệu chứng khác như thị lực mờ, mệt mỏi, sụt cân...

 

Ngoài việc khám lâm sàng, bác sĩ của bạn có thể yêu cầu xét nghiệm máu và nước tiểu để giúp xác định chẩn đoán.

 


Phạm Minh

Ý kiến bạn đọc