Bí quyết chọn mua trứng tươi ngon

09:23, 18/05/2015
|

(VnMedia) - Trứng là thực phẩm bổ dưỡng cần thiết và được ưa chuộn trong các bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, cách chọn mua trứng tươi ngon, đảm bảo thì không phải ai cũng biết. Vậy làm thế nào để chọn trứng an toàn?

 

Theo đó, Cục An toàn thực phẩm đã đưa ra khuyến cáo giúp người tiêu dùng lựa chọn trứng chứng tươi ngon:

Soi trứng

 

Soi trứng (nắm quả trứng trong bàn tay, để hở 2 đầu trứng. Mắt nhìn vào 1 phía, phía đối diện soi trên 1 nguồn sáng: mặt trời, ánh điện).

 

Trứng tươi:

- Mầu hồng trong suốt với 1 chấm hồng ở giữa.

- Túi khí có đường kính không quá 1,0 cm, đường bao quanh cố định không di động. (Thường ở đầu lớn)

 

Trứng cũ

  - Thấy vết mầu đỏ có nhiều đường vân.

- Túi khí to hơn (1,5 - 2,5cm) túi khí càng to, trứng càng cũ, đường bao quanh di động.


Trứng hỏng thối

 

- Mầu sắc không đồng đều. (do lòng đỏ bị vỡ dính vào vỏ).

- Có thể mầu xám đục (do trứng hỏng hình thànhH2S)


Thả vào dung dịch nước muối 10%

Trứng tươi:
Trứng chìm xuống đáy, nằm ngang

Trứng cũ: Trứng nổi lơ lửng trong nước  

Trứng hỏng thối : Trứng nổi trên mặt nước


Lắc trứng (cầm quả trứng giữa ngón cái và trỏ, khẽ lắc)


Trứng tươi
: Lắc không có tiếng kêu

Trứng cũ: Có tiếng kêu nhẹ

Trứng hỏng thối: Tiếng kêu rõ


Đập vỡ trứng

 

Trứng tươi:
- Không có mùi đặc biệt.

- Lòng đỏ và lòng trắng riêng biệt.

- Lòng đỏ mầu vàng nhạt đến vàng đỏ đồng đều, dai, chắc, đổ ra đĩa không bị vỡ, giữ nguyên hình cầu hoặc hơi xẹp xuống.

- Lòng trắng tươi đồng đều, thu gọn quanh lòng đỏ.

Trứng cũ:

- Mùi trứng cũ.

- Lòng đỏ: nhạt mầu hơn. Kém dai, kém chắc hơn, khi đổ ra đĩa xẹp xuống nhưng vẫn giữ được hình tròn.

- Lòng trắng hơi vàng ngà.

 

Trứng hỏng thối

- Mùi chua hoặc hôi thối khó chịu.

- Lòng đỏ vỡ dính vào vỏ hoạch chảy thành nước, mầu lờ đục.

- Lòng trắng mầu thâm xẫm.

 

Quan sát vỏ trứng


Trứng tươi:

- Trắng sạch

- Nguyên lành

 

Trứng cũ:

 

- Tráng xám

- Nguyên lành

Trứng hỏng thối

 

- Trắng thâm đục

- Sần sùi lăn tăn, có thể nứt


  Ảnh minh họa

 Ảnh minh họa.



Phân biệt trứng thật và trứng giả

 

Nhìn


- Trứng thật: mầu trắng ngà, có một đầu to và một đầu nhỏ hơn.

- Trứng giả: Mầu trắng bạch, “dại” mầu hơn, hai đầu như nhau.

 

Sờ

- Trứng thật: vỏ nhẵn, cảm giác nhẹ hơn.

- Trứng giả: Thô ráp, cứng hơn, cảm giác nặng hơn.

 

Lắc trứng

- Trứng tươi, không có tiếng kêu. T
- Trứng để lâu, giả: có tiếng kêu.

 

Soi

Nắm quả trứng trong lòng bàn tay, chỉ để hở 2 đầu trứng, nhìn vào trứng ở 1 phía, phía kia soi trên 1 nguồn sáng (ánh nắng mặt trời, ánh đèn điện...).

 

- Trứng tươi, trứng thật.

Mầu hồng trong suốt với 1 chấm hồng ở giữa.

Túi khí (thường ở đầu to): Không quá 1 cm, đường bao quanh cố định, không di động.

Lòng đỏ nhỏ, đường viền đều

 

- Trứng giả: đục, ngược lại các đặc điểm trên, đặc biệt không có túi khí.

 

Đập vỡ, đổ ra đĩa:

 

Trứng thật:

-Vỏ trứng:

-Vỏ cứng.

- Màng giấy ở trong xem xét: 2 màng mỏng, dai, sát dưới vỏ cứng, mầu trắng, dai.

- Lòng đỏ, nhỏ, đường viên đều, liên tục có 1 màng mỏng bao bọc, có nhiều dây chằng nối với lòng trắng để cố định lòng đỏ.

- Lòng trắng: trong, mầu tươi, đồng đều.

- Mầu lòng đỏ: vàng nhạt đến vàng đỏ đồng đều, dai, chắc, không bị vỡ, giữ nguyên hình cầu hoặc hơi xẹp xuống có tính đàn hồi.

 

Trứng giả: Lòng đỏ to, không có hình cầu và giới hạn không rõ, đường viền không rõ rệt, không nhẵn.

 

Ngửi

 

- Trứng thật: Mùi tanh có tự nhiên của trứng.

- Trứng giả: Không có mùi đặc trưng của trứng gà, mùi lạ, có thể có mùi hoá chất, mùi chua, hôi.

 

Thả vào nước muối 10%:

 

- Trứng thật, t rứng tươi: chìm xuống đáy từ từ.

- Trứng 3 - 5 ngày: lơ lửng

- Trứng đểlâu > 5 ngày: nổi trên mặt dung dịch.

- Trứng giả: chìm nhanh hơn, cảm giác nặng hơn.

 

Cơ chế: Do vỏ trứng xốp, làm nước ở trong trứng có thể thoát ra ngoài, do đó trứng để càng lâu càng mất dần trọng lượng. Trung bình những ngày đầu mất 1g/ngày.

 

Khi đun nóng


- Trứng thật: chất lòng trắng (Albumin): đông vón lại. Nếu rỏ vắt chanh hoặc dấm vào chất Albumin khi chưa đun, kết quả: biến thành mầu trắng, vón cục.

- Trứng giả: Không đông vón như trứng thật. Thậm chí cả lòng đỏ, lòng trắng còn chảy ra, trước khi thành thể rắn. Lòng đỏ rất khô, khó ăn.


Luộc

Trứng thật: Túi khí trở thành điểm khuyết ở đầu quả trứng (thường đầu to).

Trứng giả không có.

Luộc, cắt ra, trứng giả có thể phát hiện những con số (số 9) ở trong lòng trắng trứng giả (do vô ý để sót mã số đánh dấu trên mẫu), không có mùi đặc trưng của trứng luộc.

 

Cấu tạo trứng giả

 

- Vỏ trứng: Đúc bằng Cacbonat Canxi.

- Lòng trắng và lòng đỏ: được làm bằng tinh bột, nhựa cây, thạch rau câu, các phụ gia phẩm mầu, phèn, Kali cacbonat, gelatin trộn với nước và một số chất khác tuỳ người sản xuất trứng giả.

-  Chưa biết chính xác thành phần trứng giả vì sản xuất lậu, không có tiêu chuẩn.

 

Tác hại

- Suy thoái trí nhớ.

- Lâu dài: Chứng đần độn.

 

Thời gian bảo quản trứng

 

Trứng lưu trữ trong tủ lạnh cũng chỉ nên để từ 3 – 5 tuần. Trứng đã cho ra khỏi tủ lạnh thì dùng trong 2 tiếng, nếu để lâu trứng sẽ hỏng.

 

Chỉ nên mua trứng được lưu trữ ở nơi mát mẻ; kiểm tra để chắc rằng trứng không bị nứt hoặc bẩn; bảo đảm trứng không quá hạn; chỉ chọn mua trứng đã kiểm dịch.

 

Lưu ý:  Để bán trứng với giá cao hơn, nhiều người bán hàng đã dùng axit acetic (có trong chanh, dấm) để tẩy màu trứng gà công nghiệp cho giống với trứng gà ta. Để phân biệt cần quan sát kỹ càng: Trứng gà công nghiệp to hơn, có trọng lượng từ 55 – 60g, trong khi trứng gà ta bé hơn, chỉ nặng trên dưới 45g.

 

Trứng gà tẩy trắng có màu trắng hơi phớt hồng, vỏ xù xì trông như có lớp bụi trắng phủ lên, không bóng và quá sạch sẽ. Trong khi trứng gà ta thật có màu trắng tự nhiên và có thể có vết bẩn dính trên vỏ.


Phạm Minh

Ý kiến bạn đọc