Mũi tiêm chủng bảo vệ trẻ suốt cuộc đời

06:39, 22/04/2015
|

(VnMedia)  - Trong những năm gần đây dịch bệnh truyền nhiễm có những diễn biến phức tạp. Nếu việc tiêm chủng vắc xin phòng bệnh không được duy trì, trẻ em không được tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch, nguy cơ bùng phát dịch bệnh trở lại là rất lớn.

Tại Việt Nam, dịch bệnh sởi đã xảy ra vào năm 2014, năm 2015, một số trường hợp trẻ mắc bệnh ho gà ở trẻ 2-4 tháng tuổi, bệnh sởi khi trẻ trong khoảng thời gian 9-12 tháng tuổi. Nguyên nhân trẻ mắc bệnh do các bà mẹ không đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch. Đặc biệt hiện nay tỷ lệ trẻ được tiêm vắc xin viêm gan B sơ sinh trong 24 giờ đầu là rất thấp, do đó làm tăng nguy cơ số trẻ mắc bệnh viêm gan B dẫn đến xơ gan và ung thư gan.

Tiêm chủng là một trong những biện pháp can thiệp y tế hiệu quả nhất . Nó ngăn chặn từ 2 đến 3 triệu ca tử vong mỗi năm, bảo vệ trẻ em chống lại các bệnh: bạch hầu, uốn ván, sởi,.. .chống lại các căn bệnh như viêm phổi và tiêu chảy do vi rút Rota - nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất ở trẻ dưới 5 tuổi.

Tiêm chủng được công nhận rộng rãi như là một trong những biện pháp can thiệp y tế thành công và hiệu quả nhất . Nó ngăn chặn từ 2 đến 3 triệu ca tử vong mỗi năm và bảo vệ trẻ em không chỉ chống lại các bệnh như bệnh bạch hầu, uốn ván, bại liệt, sởi,.. mà còn chống lại các căn bệnh khác như viêm phổi và tiêu chảy do vi rút Rota, 2 nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất ở trẻ dưới 5 tuổi. Nhờ tiêm chủng, thanh thiếu niên và người trưởng thành cũng có thể phòng tránh được các bệnh như cúm, viêm màng não và ung thư (cổ tử cung và gan) nhờ những vắc xin mới ngày càng tinh vi hơn.

Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều trẻ em chưa được tiếp cận chiến dịch tiêm chủng đầy đủ, ước tính có khoảng 21,8 triệu trẻ sơ sinh trên thế giới không nhận được vắc xin tiêm phòng. Nhiều quốc gia chưa cung cấp đầy đủ các loại vắc xin, gia đình trẻ thiếu điều kiện tiếp cận với dịch vụ y tế, thiếu thông tin chính xác về tiêm chủng,… Đây là bài toán đầy thử thách đặt ra với mọi quốc gia trên thế giới hiện nay trong công tác phòng chống dịch bệnh.


Ảnh minh họa

Tiêm chủng giúp bảo vệ trẻ. Ảnh minh họa.

Thu hẹp khoảng cách tiêm chủng

Tuần lễ tiêm chủng “ Immunization week” là sáng kiến của Tổ chức Y tế thế giới về việc bảo vệ cuộc sống bằng vắc xin phòng bệnh thông qua tiêm chủng. Những nỗ lực của các quốc gia ngay từ những tháng đầu năm cho thấy năm 2015 sẽ báo hiệu một sự đổi mới mang tính toàn cầu hướng đến mục tiêu nâng cao nhận thức và nhu cầu tiêm chủng của cộng đồng, cải thiện dịch vụ tiêm chủng ở mọi quốc gia.

Hưởng ứng “Tuần lễ tiêm chủng” do Tổ chức Y tế thế giới khu vực Tây Thái Bình Dương phát động năm 2015 với chủ đề “Chung tay cùng Tiêm chủng bảo vệ cộng đồng”, Bộ Y tế đã phát động các hoạt động hưởng ứng “Tuần lễ tiêm chủng” tại các địa phương trên toàn quốc từ ngày 24-30/4/2015. Lễ mít-tinh phát động tuần lễ Việt Nam hưởng ứng “Tuần lễ tiêm chủng” sẽ diễn ra vào sáng ngày 24/4 tại tỉnh Bắc Giang.

Mục tiêu chính hướng tới của Tuần lễ tiêm chủng

- Tăng cường công tác tiêm chủng thường xuyên, đáp ứng các mục tiêu về độ bao phủ tiêm chủng.
- Đẩy mạnh việc kiểm soát các bệnh có thể phòng ngừa bởi vắc xin với việc thanh toán bại liệt như một cột mốc đầu tiên.
- Giới thiệu những vắc xin mới và những vắc xin đã được cải tiến; thúc đẩy nghiên cứu và phát triển những thế hệ vắc xin tiếp theo và công nghệ sản xuất.

Chiến dịch năm nay tập trung vào việc thu hẹp khoảng cách tiêm chủng và đạt mục tiêu đã đề ra như được nêu trong Kế hoạch hành động toàn cầu Vaccine (GVAP). Kế hoạch trên đã được xác nhận bởi 194 quốc gia, khu vực thành viên của Hội đồng Y tế Thế giới tháng 5 năm 2012. Đây là cơ sở thế giới tiến tới ngăn chặn hàng triệu ca tử vong tính tới năm 2020 thông qua việc cung cấp đầy đủ các vắc xin cho mọi người dân.

Hoạt động nhằm tăng cường truyền thông, thu hút sự quan tâm hơn nữa của các nhà Lãnh đạo, các tổ chức xã hội và cộng đồng về công tác tiêm chủng mở rộng ở Việt Nam hiện nay.


Minh Hải

Ý kiến bạn đọc