Dấu hiệu có thể bạn mắc bệnh viêm gan A

09:09, 01/03/2015
|

(VnMedia) - Viêm gan A là bệnh do vi rút viêm gan A gây nên, người bị bệnh có thể bị giảm chức năng gan và có các dấu hiệu: Mệt mỏi; buồn nôn, nôn; đau bụng hoặc đau tức, khó chịu ở vùng bụng trên bên phải, bên dưới xương sườn; chán ăn, sốt nhẹ; nước tiểu sẫm màu; đau cơ; ngứa; vàng da, vàng mắt…

>>>Cảnh báo trái cây đông lạnh nhiễm virus viêm gan A

Viêm gan A là bệnh do vi rút viêm gan A gây nên, người bị bệnh có thể có các dấu hiệu: Mệt mỏi; buồn nôn, nôn; đau bụng hoặc đau tức, khó chịu ở vùng bụng trên bên phải, bên dưới xương sườn; chán ăn, sốt nhẹ; nước tiểu sẫm màu; đau cơ; ngứa; vàng da, vàng mắt…

Bệnh viêm gan A là một bệnh dễ lây nhưng khi điều trị có thể hồi phục hoàn toàn.

Tại Việt Nam, bệnh lưu hành rải rác, tập trung ở một số tỉnh khu vực Tây Nguyên, đặc biệt là nơi có điều kiện vệ sinh kém.

Ảnh minh họa

 



Nguồn gốc gây bệnh viêm gan A

- Vi rút viêm gan A có thể tồn tại trong thức ăn, nước uống, bể bơi, đồ dùng gia đình, vật dụng sinh hoạt cá nhân, trong môi trường đất, nước…
- Ở người nhiễm bệnh, vi rút viêm gan A được tìm thấy trong nước bọt, nước tiểu, nhưng nhiều nhất vẫn là trong phân người có bệnh.

Đường lây bệnh

 Bệnh viêm gan A chủ yếu lây qua đường tiêu hóa (đường phân - miệng), hiếm khi lây qua đường máu vì có rất ít vi rút viêm gan A trong máu, cụ thể lây qua các đường chính sau:
 - Ăn thức ăn, thực phẩm bị nhiễm mầm bệnh.
 - Uống nước bị nhiễm bệnh, bơi lội trong ao hồ, bể bơi bị nhiễm bệnh.
 - Ăn chung thức ăn, sử dụng chung đồ dùng sinh hoạt cá nhân (vật dụng ăn uống, khăn mặt, khăn tắm, bàn chải đánh răng, xô, chậu…) với người có bệnh.

Cách phòng tránh bệnh viêm gan A

 - Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn và chế biến thức ăn. Đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, nguồn nước. Xử lý tốt phân, chất thải của người bệnh, rác thải, nước thải.
 - Thực hiện ăn chín, uống chín.
 - Không dùng chung đồ dùng sinh hoạt cá nhân (vật dụng ăn uống, khăn mặt, khăn tắm, bàn chải đánh răng, xô, chậu…) với người có bệnh.
 - Tiêm phòng vắc xin phòng viêm gan A.

Những người có nguy cơ mắc viêm gan A

Bất kỳ người nào ở bất kỳ độ tuổi nào đều có thể mắc bệnh viêm gan A. Nhiều người không biết mình mắc bệnh viêm gan A là do đâu. Những người dễ có nguy cơ mắc bệnh viêm gan A là:

- Những người trong gia đình tiếp xúc với người nhiễm bệnh.
- Sinh hoạt tình dục với người mắc bệnh.
- Những người, đặc biệt là trẻ em, cư ngụ trong các khu vực có tỷ lệ mắc bệnh viêm gan A cao hơn những nơi khác.
- Những người du hành tới các quốc gia thường gặp benh viem gan A.
- Nam giới sinh hoạt tình dục với nam giới.
- Những người chích ma túy và dùng ma túy không thuộc dạng chích.

Bệnh viêm gan A có rất nhiều triệu chứng và có rất nhiều người ở mọi lứa tuổi có thể mắc phải căn bệnh này, Nhưng nếu so sánh với viêm gan B thì bệnh viêm gan A ở mức độ nhẹ  và dễ điều trị hơn.

Khi bạn bị nhiễm bệnh viêm gan A sức đề kháng của cơ thể và sức đề kháng của gan sẽ kém hơn nên có thể trong thời gian điều trị bạn sẽ bị nhiễm độc gan và cơ thể. Chính vì vậy bạn phải có chế độ ăn uống nghỉ ngơi phù hợp vì đấy cũng là cách giai doc gan hợp lý nhất.

Lịch tiêm phòng vacxin viêm gan A

- Người bệnh cần tiêm 2 mũi, mũi thứ 2 cách mũi thứ nhất ít nhất 6 tháng và có thể tiêm đồng thời với các vacxin khác.
- Với trẻ em, mũi đầu tiên tiêm lúc 12-23 tháng tuổi, trường hợp dưới 2 tháng tuổi mà trẻ chưa được tiêm thì có thể tiêm ngay sau đó
- Những đối tượng khác, có thể tiêm bất kì khi nào có nguy cơ lây nhiễm virus viêm gan A.

Ai không nên tiêm phòng ngừa virus viêm gan A?

- Người bị dị ứng nặng với mũi tiêm vacxin viêm gan siêu vi A lần đầu
- Người bị dị ứng nặng với bất kỳ thành phần nào của vacxin. Trong vacxin viêm gan siêu vi A có chứa nhôm và một số loại chứa phenoxylethanol. Do vậy, khi đi tiêm phòng viêm gan A hãy báo cho bác sĩ biết đã từng bị dị ứng nặng với những chất nào.
- Người đang bị bệnh ở mức độ nặng hoặc trung bình thì nên hoãn tiêm, nếu bị bệnh ở mức độ nhẹ thì có thể tiêm phòng được
- Phụ nữ đang mang thai thì trước khi tiêm phải thông báo cho BS biết, để xác định xem có nên tiêm hay không?


 


Phạm Minh

Ý kiến bạn đọc