"Thủ phạm" gây hôi miệng

17:48, 02/11/2014
|

(VnMedia) -  Hôi miệng là hiện tượng hơi thở có mùi hôi, gây khó chịu cho người đối diện, ảnh hưởng rất nhiều đến giao tiếp hàng ngày. Hôi miệng có thể là biểu hiện sức khỏe của bạn không tốt. Vậy vì sao bạn bị hôi miệng?

Theo Bác sĩ Võ Văn Nhân cho biết,  khoang miệng là môi trường ẩm ướt, thuận lợi để vi khuẩn phát triển. Khoang miệng chứa hàng triệu vi khuẩn là nguyên nhân của hầu hết các triệu chứng hôi miệng. 

Bệnh hôi miệng có nhiều nguyên nhân thường là do nguyên nhân từ bệnh răng, nướu, trong hốc miệng - đáy lưỡi, đôi khi có nguyên nhân bệnh mũi xoang và hệ tiêu hóa. 

Nguyên nhân tại miệng

- Vệ sinh răng miệng: Vệ sinh răng miệng kém, răng có mảng bám, thức ăn đọng trong khoang kẽ răng tạo cơ hội cho vi khuẩn lên men và phát triển, phóng thích các hợp chất có mùi. Ngoài ra, vệ sinh răng miệng kém dẫn đến hình thành các lổ sâu. Đây cũng là nơi ẩn trú và phát triển của vi khuẩn cũng như chứa đọng các mảnh vụn thức ăn dẫn đến tình trạng có mùi hôi.
- Nhiễm trùng miệng: viêm nướu (nướu sưng dễ chảy máu), viêm niêm mạc miệng, viêm nha chu (có túi nha chu răng lung lay), áp-xe răng miệng.
 - Hàm giả không đúng làm nhét thức ăn
 - Khô miệng: sau điều trị xạ trị làm cho lượng nước bọt trong miệng giảm nên khả năng tự chải rửa tự nhiên giảm rất dễ bị sâu răng và hôi miệng.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa.


 

Nguyên nhân từ các bệnh khác

- Nhiễm trùng đường hô hấp : viêm họng, viêm xoang.
- Nhiễm trùng đường tiêu hóa: dạ dày
Ngoài ra có một số nguyên nhân khác gây mùi hôi ở miệng đó là do một số thực phẩm nặng mùi như hành, tỏi,..

Điều trị hôi miệng

Theo Bác sĩ Võ Văn Nhân, tùy theo nguyên nhân gây hôi miệng có thể dự phòng và điều trị theo các cách sau:
- Chải răng, lưỡi, niêm mạc miệng sau khi ăn
 - Trám răng sâu
- Điều trị các viêm nhiễm trong miệng như viêm nướu, nha chu, áp-xe.
- Điều trị các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp, họng, tiêu hóa
- Sửa chữa các phục hình răng giả không tốt gây nhồi nhét thức ăn
 - Dùng thuốc súc miệng: không phải thuốc súc miệng nào cũng tốt trong điều trị hôi miệng. Phần lớn thuốc súc miệng trên thị trường có thành phần cồn, sẽ gây khô miệng và làm cho tình trạng hôi miệng trở nên nặng nề hơn. Thuốc súc miệng có chứa chlorine clioxide (CIO2) có khả năng phân hủy hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi và có tính diệt khuẩn. 
- Khám răng định kì 6 tháng 1 lần

Mẹo nhỏ làm mất mùi hôi ở miệng

- Rau mùi gai: Lấy một nắm rau mùi gai cho vào sắc với nước thật đặc, cho thêm một ít muối để lấy nước ngậm và súc họng. Ngậm vài phút trong miệng rồi mới nhổ ra. Làm như vậy nhiều lần trong ngày, liên tục 5-6 ngày bệnh sẽ đỡ hơn.
- Mật ong và quế: Cho 1 thìa cà phê mật ong và quế vào nước ấm và dùng hỗn hợp này để súc miệng. Mật ong và quế giúp giữ hơi thở thơm tho suốt cả ngày.
- Dưa leo: rửa sạch, gọt lấy vỏ, đun nước uống ngày 3 lần.
- Dưa hấu: Dưa hấu ép lấy nước uống.
- Vỏ chanh: Vỏ chanh rửa sạch, nhai kỹ nuốt dần, ngày vài lần.
- Vỏ quýt: Vỏ quýt 30 g rửa sạch, thái sợi, nấu thành nước uống hàng ngày.
- Quả vải khô: Lấy 2-3 quả vải khô, bỏ vỏ, hạt, lấy cùi ngậm trước khi đi ngủ, sáng hôm sau nhổ đi, ngậm liên tục 10-15 ngày.


Minh Hải

Ý kiến bạn đọc