Vì sao phẫu thuật nâng ngực lại gây tử vong?

12:44, 23/10/2013
|

(VnMedia)  - Hiện nay, phẫu thuật thẩm mỹ đặc biệt là nâng ngực trở nên phổ biến đối với chị em phụ nữ. Tuy nhiên, phẫu thuật thế nào, ở đâu, có những biến chứng nguy hiểm nào... thì không phải ai cũng biết. 

  Theo ThS. Bs Nguyễn Văn Phùng, cấy mỡ của cơ thể để nâng ngực (làm tăng thể tích của vú) là kỹ thuật mới được phổ iến trên thế giới trong vài năm gần đây. Kỹ thuật này đem lại kết quả rõ nét trong trường hợp nâng ngực với một thể tích vừa phải. Mỡ sẽ được lấy bằng dụng cụ đặc biệt từ các vị trí trên cơ thể như vùng bụng, hông, đùi, mông, vai... Tùy theo nhu cầu mà lượng mỡ sẽ lấy nhiều hay ít. Mỡ sau khi lấy sẽ được lọc và tiêm bằng kim tiêm đặc biệt vào dưới da, dưới tuyến vú và trong cơ dưới vú.

 

GS. Trần Thiết Sơn - Trưởng khoa Phẫu thuật Tạo hình (Bệnh viện Xanh Pôn) cho biết, quá trình tiến hành phẫu thuật phải tuân thủ nghiêm ngặt những quy chuẩn chung của một ca phẫu thuật. Với phẫu thuật cắt mỡ bụng thì tiến trình thực hiện phức tạp hơn. Người bệnh phải làm xét nghiệm tổng thể, đủ tiêu chuẩn mới được xếp lịch phẫu thuật. Bác sĩ khuyến cáo, nếu đang chăm sóc con nhỏ trong vòng từ 3 tuổi trở xuống, chị em phụ nữ nên đi cắt, hút mỡ bụng và tuyệt đối không được hút quá 1,5 lít mỡ ra khỏi cơ thể trong 1 lần phẫu thuật dù bệnh nhân ở thể trạng nào.

 

Trong thực tế, phần lớn những trường hợp phẫu thuật nâng ngực bằng cấy mỡ của cơ thể thực hiện đúng nguyên tắc sẽ suôn sẻ mà không gặp phải vấn đề gì, diễn biến sau phẫu thuật đơn giản và bệnh nhân rất hài lòng với kết quả. Tuy vậy, cũng như tất cả các phẫu thuật khác, phẫu thuật nâng ngực bằng cấy mỡ của cơ thể cũng có thể gặp một số biến chứng liên quan đến gây mệ và các biến chứng liên quan đến phẫu thuật như: Tụ máu, nhiềm trùng (rất hiếm gặp), hoại tử, tạo nang, calci hóa....

 

Theo các bác sĩ chuyên khoa thẩm mỹ, kỹ thuật nâng ngực thường rất ít khả năng gây ra biến chứng ngay khi mổ. Về hút mỡ, nếu làm đúng theo kỹ thuật chuẩn thì cũng rất an toàn, không có gì đáng lo ngại. Nếu làm kỹ thuật không chuẩn, có thể mỡ của bệnh nhân sẽ vào hệ thống tĩnh mạch, mạch máu gây tắc mạch não, mạch phổi dẫn đến tử vong. Tuy nhiên, biến chứng sẽ không nguy hiểm nếu cấp cứu kịp thời.

 

Các bác sĩ cho biết, phần lớn vấn đề sẽ nằm ở kỹ thuật gây mê. Còn các khâu liên quan đến kỹ thuật mổ, phẫu thuật viên thì thường không xảy ra vấn đề gì. Thông thường công tác này ở trong bệnh viện sẽ rất an toàn, gần như chưa có biến chứng nào xảy ra khi gây mê trong bệnh viện. Ở một số cơ sở lớn, uy tín thì cũng đảm bảo được điều này.


Để hạn chế mức thấp nhất các biến chứng liên quan đến phẫu thuật bệnh nhân nên lựa chọn Phẫu thuật viên Tạo hình chất lượng được đào tạo chuyên khoa và có năng lực. Để hạn chế các biến chứng có thể xảy ra trong gây mệ, bệnh nhân cần phải được khám tiền mê kỹ bởi bác sĩ gây mê hồi sức có năng lực và hành nghề ở cơ sở gây mê hồi sức phẫu thuật.

 Ảnh minh họa

 Ảnh minh họa.



Nguyên nhân gây biến chứng trong phẫu thuật thẩm mỹ
 

Thực tế, trong thời gian gần đây tạ một số trung tâm thẩm mỹ, số ca tử vong và chịu hậu quả nặng nề sau khi làm phẫu thuật thẩm mỹ ngày càng tăng, thậm chí chỉ do một tiểu phẫu nhỏ trong làm đẹp như: nâng mũi, cắt mí hay xăm môi…cũng để lại hậu quả quả nghiêm trọng.


- Nguyên liệu không đảm bảo: Nếu cơ sở thẩm mỹ sử dụng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, bệnh nhân có thể sẽ bị dị ứng, da nổi mẩn, lở loét đã gây khó chịu và ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe cũng như đời sống của bạn, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
 

- Nhiễm trùng: Các phương pháp phẫu thuật đều đòi hỏi sự chính xác rất cao trong quá trình thực hiện bởi các bộ phận trong cơ thể đều rất nhạy cảm. Do đó, chỉ một sơ suất nhỏ cũng có thể dẫn đến dị ứng, kích ứng, viêm tấy, nhiễm khuẩn, nhiễm trùng… Ngoài ra, nó có thể làm lây nhiễm các căn bệnh qua đường máu, thậm chí có thể gây hoại tử, tử vong.
 

- Bệnh tiền sử: Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính dễ dẫn tới tình trạng sốc thuốc do gây mê hoặc gây tê trong quá trình phẫu thuật. Thực tế, nhiều người có tiền sử bệnh như máu không đông, bệnh lý tim mạch, huyết áp cao nên khi tiêm thuốc vào cơ thể sẽ có những phản ứng mạnh. Do chủ quan, nhiều bệnh nhân và bác sĩ không kiểm tra thể trạng trước khi tiến hành phẫu thuật. Cũng vì lý do này mà không ít những trường hợp đau lòng đã xảy ra. Vậy để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe và sự an toàn của bản thân, khi bất kì tiến hành cuộc phẫu thuật nào bạn cũng nên có một qui trình kiểm tra sức khỏe thận trọng.

Đặc biệt, trong quá trình phẫu thuật, gây mê là một khâu rất quan trọng. Bất kể loại thuốc gây mê nào cũng có những tác dụng phụ, nhất là sốc phản vệ. Tuy nhiên, tác dụng phụ cũng tuỳ vào từng loại thuốc, vì có một số thuốc có chứa hàm lượng độc tố nhất định. Sốc phản vệ do thuốc gây mê rất dễ dẫn đến tử vong đối với bệnh nhân, đặc biệt là sốc phản vệ xảy ra ở nhà hoặc phòng khám mà bệnh nhân không được cấp cứu kịp thời. Vì thế, việc sử dụng thuốc gây mê cho từng đối tượng bệnh nhân là vô cùng quan trọng, bởi sốc phản vệ không phụ thuộc vào liều lượng mà phụ thuộc vào cơ địa mỗi người. Nếu cơ địa của bệnh nhân có phản ứng với thuốc thì chỉ cần một liều lượng rất nhỏ cũng có thể bị sốc phản vệ.


Minh Hải

Ý kiến bạn đọc