Dinh dưỡng cho tuổi teen thế nào là đúng?

06:58, 27/03/2013
|

(VnMedia)  - Thanh thiếu niên - thời kỳ giữa tuổi thiếu niên và tuổi trưởng thành là thời kỳ vàng son cho sự phát triển thể chất và tinh thần. Dinh dưỡng là cơ sở vật chất để đảm bảo sự tăng trưởng và phát triển bình thường của cơ thể.

 

Ở tuổi thanh thiếu niên, cơ thể biến đổi rất nhanh. Dinh dưỡng đi cùng với phát triển. Ở tuổi thiếu niên, các cơ quan, cơ bắp, mỡ và khung xương đều phát triển.


Dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự phát triển của thanh thiếu niên
 

Theo một số thống kê cho thấy, từ năm 12 đến 18 tuổi, trọng lượng cơ thể con người tăng trung bình từ 20 đến 30 kg và chiều cao tăng từ 28 đến 30 cm. Để thích ứng và đáp ứng nhu cầu này phát triển này, việc cung cấp đầy đủ và hợp lý các chất dinh dưỡng là vô cùng quan trọng.

Khác với nhu cầu dinh dưỡng của người trưởng thành, nuôi dưỡng thanh thiếu niên là một vấn đề phức tạp. Bên cạnh việc đáp ứng nhu cầu sinh lý cơ bản, năng lượng và dinh dưỡng cho thanh thiếu niên cần phải đáp ứng các nhu cầu của sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể, cả về thể chất và tinh thần. Nếu cha mẹ không chú ý đến tình trạng thể chất của thanh thiếu niên và nhu cầu đặc biệt, nó sẽ trực tiếp ảnh hưởng hoặc cản trở sự phát triển bình thường của thanh thiếu niên, thậm chí dẫn đến một số bệnh, gây hại cho sức khỏe. Trong đó, một số thiệt hại có thể phục hồi được và một số thiệt hại thậm chí có thể ảnh hưởng đến cuộc sống sau này của thanh thiếu niên.

Ví dụ, nếu không có đủ protein,
năng lượng và canxi của chế độ ăn uống trong một thời gian dài, nó có thể gây ra chứng loạn xương chân tay, tóc vàng. Thiếu vitamin A có thể dẫn đến da thô ráp. Các vitamin khác, chẳng hạn như riboflavin (vitamin B2), acid nicotinic (vitamin PP), vitamin C và vitamin E, tất cả đều đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ da. Do vậy, thiếu các chất dinh dưỡng sẽ gây ra nhiều loại bệnh về da. Hơn nữa, các loại khoáng chất và nguyên tố vi lượng có tác dụng khác nhau trên cơ thể con người. Ví dụ, thiếu chất sắt có thể gây thiếu máu, thiếu kẽm sẽ cản trở sự phát triển của cơ thể và dẫn đến vóc người thấp bé và không đủ lượng fluorine sẽ dễ dàng dẫn đến sâu răng.

 

Bên cạnh đó, con trai và con gái không có cùng một nhu cầu. Một cô bé có thể cao hơn 15 cm trong 2 năm, còn một cậu bé có thể hơn 20 cm trong 6 tháng. Các cô bé lớn nhanh trong độ tuổi 10 – 13. Tốc độ phát triển sẽ chậm lại khi trẻ có kinh nguyệt. Các cậu bé bắt đầu lớn thường chậm hơn một chút, từ 12 - 13 tuổi và tiếp tục đến năm 18. Vì vậy, dinh dưỡng cho hai giới không giống nhau trong cùng một độ tuổi.


 Ảnh minh họa

 Ảnh minh họa.


Thực phẩm cần thiết cho thanh thiếu niên


Những lý do chính gây ra sự mất cân bằng dinh dưỡng bao gồm: không đủ nguồn cung cấp thực phẩm, thói quen ăn uống nghèo nàn, lười tập thể dục.... Chính vì vậy, các bậc cha mẹ nên đặc biệt chú ý đến những vấn đề này trong cuộc sống hàng ngày để cung cấp cho con cái của mình một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng.

Việc cung cấp năng lượng cho tuổi thanh niên cần phải đa dạng từ những thực phẩm khác nhau: 
Tinh bột: bánh mì, gạo, mỳ sợi, ngũ cốc, khoai tây...; Các loại thực phẩm giàu canxi: sữa chua, pho mát, sữa tươi, nước cam, nước khoáng... Các loại thực phẩm giàu sắt: tôm cua, sò, bột cacao, gan, đậu lăng, thịt bò, thịt cừu, sôcôla, trứng, thịt gia cầm....Các thực phẩm giàu protein: Thịt, cá, trứng...

Bên cạnh đó, cần tạo những thói quen trong ăn uống cho thanh thiếu niên: 
Uống 6 -8 cốc nước mỗi ngày; Ăn uống đủ bữa, bao gồm cả bữa sáng; Ăn uống đa dạng; Chọn khẩu phần ăn có nhiều hạt, rau và trái cây; Chọn khẩu phần ăn có ít chất béo vì chất béo gây sơ động mạch; Chọn khẩu phần ăn có chứa đường và muối ở mức độ thích hợp; Chọn khẩu phần ăn cung cấp đủ canxi và chất sắt cần thiết cho sự phát triển của cơ thể ...

Ngoài ra, tập luyện thể thao đều đặn là yếu tố quan trọng để có một cơ thể phát triển toàn diện, cân đối và hệ tim mạch khỏe mạnh cũng như hệ xương phát triển vững chắc.


Phạm Minh

Ý kiến bạn đọc