"Đánh bay" cảm cúm không cần dùng thuốc

10:29, 17/02/2016
|

Trong cuộc sống hàng ngày, một số loại thực phẩm đặc biệt hữu ích trong trường hợp bạn bị cảm cúm, vì các loại thực phẩm này có thể giúp bạn đẩy lùi những triệu chứng khó chịu.

Kem

Những que kem lạnh buốt có thể làm dịu cổ họng bị đau, rát, sưng, hoặc khô khi bị cảm cúm. Ngoài ra, kem cũng giúp cơ thể đủ nước, đó là chìa khóa dùng để chiến đấu với bệnh cúm.

Bổ sung đủ nước có thể làm chất nhầy loãng ra và giảm bớt tình trạng tắc nghẽn trong cổ họng. Hãy tìm những loại kem được làm từ 100% nước ép trái cây để đảm bảo nhận được các chất dinh dưỡng quan trọng và đặc biệt tránh việc dung nạp đường không cần thiết.

Nước ép các loại rau

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Các món salad là một trong những gợi ý tuyệt vời giúp cơ thể mau hồi phục từ bệnh cúm.

Nước ép các loại rau luôn chứa hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào đóng vai trò tăng cường sức chịu đựng cho hệ miễn dịch đồng thời cung cấp đủ nước cho cơ thể.

Súp gà

Một số bằng chứng khoa học chỉ ra súp gà có thể giúp chữa lành và có tác dụng chống viêm.

Các nhà khoa học tin rằng ăn súp gà nóng có thể cải thiện khả năng của các lông mao, những phần lông nhỏ xíu trong đường mũi có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn và virus.

Tỏi

Nếu cảm thấy khó chịu cùng cực, tỏi là một lựa chọn tốt để thêm vào món súp.

Theo trang Web MD, nhiều bằng chứng khoa học cho thấy tỏi có đặc tính kháng khuẩn rất mạnh và giúp cải thiện hệ miễn dịch.

Gừng

Không chỉ có tác dụng chữa đau bụng và làm giảm buồn nôn, gừng cũng được sử dụng để làm dịu các triệu chứng khó chịu của cảm cúm.

Một số nghiên cứu còn cho thấy gừng giúp chống lại chứng viêm trong cơ thể.

Trà nóng

Trà xanh chứa dồi dào các chất chống ôxy hóa có tác dụng chống lại nhiều bệnh tật, kể cả bệnh cúm.

Ngửi hơi nóng bốc lên từ tách trà có thể làm giảm bớt sự khó chịu ở mũi. Có thể thêm một thìa mật ong và một lát chanh vào tách trà để làm dịu cơn đau ở cổ họng.

Chuối

Thái lát, nghiền nát, ăn trực tiếp chuối có thể làm giảm các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy thường xảy ra ở trẻ em khi bị bệnh cúm.

Chuối, cùng với gạo, nước sốt táo và bánh mì nướng, tạo nên chế độ ăn uống thông minh mà nhiều bác sĩ khuyến cáo nên cố gắng dùng sau khi phục hồi từ bệnh cúm hoặc đau dạ dày.

Bánh mì nướng

Bánh mì nướng hoặc bánh quy giòn cũng là những thực phẩm được ưu tiên dùng khi bị cảm cúm.

Thêm vào đó, ăn kèm bánh mì với súp gà có thể giúp nhanh chóng dập tắt cơn đói của dạ dày mỗi khi bị bệnh.

Cách chăm sóc người bệnh bị cảm cúm

Đối với người bệnh bị cảm cúm

- Bệnh nhân bị bệnh cúm thường thì chỉ cần chăm sóc và cho uống thuốc đầy đủ, đúng liều, đúng loại theo chỉ dẫn của bác sỹ từ 3-5 ngày các triệu chứng sẽ thuyên giảm dần và khỏi hẳn. Chính vì vậy đối với người chăm sóc bệnh nhân bị bệnh cúm cần đảm bảo đúng theo 2 nguyên tắc:

- Khi bị bệnh cúm, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng như: sốt cao, có khi lên tới 39-40 độ c, thân nhiệt không ổn định, có cảm giác ớn lạnh, hoặc rét run, nhức đầu, ù tai, chóng mặt, hoa mắt, hắt hơi, xổ mũi, chảy nước mắt, ho, khàn tiếng, chán ăn, buồn nôn, ít đi tiểu, toàn thân mệt mỏi rã rời.

- Cần cách ly bệnh nhân bị cúm với những người không bị mắc bệnh sống trong gia đình càng nhiều càng tốt nếu có thể, ít nhất là 5 ngày sau khi bắt đầu có các triệu chứng biểu hiện, đặc biệt đối với những người có sức đề kháng yếu và dễ lây nhiễm như người già, trẻ em, người có sức khỏe không ổn định;

- Không cho phép bệnh nhân không nên rời khỏi nhà trong thời gian mà họ có khả năng lây nhiễm cho người khác nhiều nhất (5 ngày khi bắt đầu có triệu chứng bị cúm), trường hợp bắt buộc phải ra khỏi nhà, bệnh nhân nên đeo khẩu trang y tế và che miệng, mũi khi ho, hắt hơi, sử dụng khăn giấy để ngăn các chất tiết hô hấp nhằm tránh nguy cơ lây bệnh cho những người khác.

- Lúc này, bệnh nhân cần được nghỉ ngơi, thư giãn ở những nơi thoáng khí, tránh gió, tránh nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, không nên cho bệnh nhân nằm phòng máy lạnh vì sẽ khiến bệnh khó thuyên giảm và làm cho các triệu chứng khan cổ, khàn tiếng trầm trọng thêm.

- Cho bệnh nhân uống thuốc hạ nhiệt theo chỉ định của thầy thuốc (như paracetamol, cảm xuyên hương…) và uống vitamin C liều cao vì đối với những người có tiền sử loét dạ dày – tá tràng không được uống aspirin, APC, vitamin C;

- Cho bệnh nhân mặc áo quần thoáng mắt, trùm mền kín và xông các lá thơm (như lá chanh, lá bưởi, lá tía tô, kinh giới, bạc hà, lá sả, tần dày lá (húng chanh), húng quế, ngũ trảo, từ bi, long não, bồ bồ (thuỷ xương bồ) để thông mũi, giải cảm, toát mồ hôi độc ra ngoài và tạo cảm giác dễ chịu, thư giãn cho cơ thể người bệnh;

- Hằng ngày, người bệnh phải nhỏ mũi bằng thuốc sát khuẩn và uống 1 ly tỏi băm nhuyễn pha nước ấm.

- Bệnh nhân cần ăn thực phẩm lỏng, nóng, dễ tiêu, uống nhiều nước (oresol, nước quả tươi…), nhất là với người cao tuổi và trẻ em. Không cho bệnh nhân ăn các thức ăn lạnh vì sẽ khiến bệnh khó thuyên giảm;


Ý kiến bạn đọc