"Thủ phạm" khiến bệnh nhân thất bại trong điều trị viêm gan B, C

07:08, 21/12/2015
|

Việt Nam nằm trong vùng dịch viêm gan virus B (HBV) lưu hành cao và có đến 15-25% người mắc HBV mạn tính bị chết do xơ gan, ung thư tế bào gan. Đây là bệnh có thể ngăn ngừa, điều trị được song ở nước ta số bệnh nhân điều trị thất bại chiếm tỷ lệ khá lớn.

Ngoài ra, trong các bệnh truyền nhiễm thường gặp, viêm gan virus C (HCV) cũng là vấn đề được xã hội quan tâm với khoảng 170 triệu người trên thế giới nhiễm căn bệnh này và 3-4 triệu người mắc mới mỗi năm. Tuy nhiên, người mang virus B, C nếu được điều trị kịp thời sẽ ngăn ngừa gây bệnh gan, xơ gan, ung thư tế bào gan và tử vong…

Do đó, ngoài việc chẩn đoán và tiên lượng bệnh, điều trị thành công cho người bệnh luôn là vấn đề đặt ra với các bác sỹ lâm sàng.

PGS.TS Trịnh Thị Ngọc - nguyên Trưởng Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai, Phó chủ tịch Hội gan mật Hà Nội cho biết, trước khi điều trị bệnh, thầy thuốc cần trả lời được các câu hỏi: Mục tiêu là gì? Điều trị cho ai? Điều trị bằng thuốc gì? Điều trị đến bao giờ?... Mục tiêu điều trị HBV là ngăn ngừa xơ gan, ung thư biểu mô tế bào gan và tử vong; còn mục tiêu điều trị HCV là làm sạch virus, ngừng tiến triển hoại tử, xơ gan và không còn triệu chứng bệnh.

Tuy là bệnh có thể ngăn ngừa, điều trị được song hiện tỷ lệ điều trị viêm gan bị thất bại ở Việt Nam còn chiếm tỷ lệ khá lớn.

Nguyên nhân dẫn đến việc điều trị HBV, HCV thất bại chủ yếu liên quan đến người bệnh như​ không tuân thủ theo yêu cầu của bác sỹ; sự đề kháng bẩm sinh với thuốc interferon alfa; tác dụng phụ; ngưng điều trị; giảm liều thuốc; điều trị không liên tục trong một đợt điều trị; thời gian điều trị không đủ…

Vì vậy, người bệnh cần tuân thủ đúng phác đồ điều trị và kiểm tra định kỳ theo lịch hẹn của bác sỹ.

Cũng theo phó giáo sư, tiến sỹ Trịnh Thị Ngọc, với những bệnh nhân trên 40 tuổi có thể xem xét điều trị HBV, HCV mặc dù men gan không tăng, nếu như gia đình bệnh nhân có tiền sử ung thư gan hoặc sinh thiết gan có tổn thương hoặc Fbroscan mức độ F2 trở lên.

Để ngừa sự kháng thuốc bằng cách dự phòng, bệnh nhân cần tránh những điều trị không cần thiết, bắt đầu điều trị thuốc kháng virus có tỷ lệ kháng thuốc thấp hoặc phối hợp thuốc, sử dụng thuốc thay thế khi không đáp ứng tiên phát và theo dõi (xét nghiệm HBV DNA (PCR) 3-6 tháng một lần trong suốt thời gian điều trị, kiểm tra sự tuân thủ điều trị trong trường hợp có bùng phát virus, khẳng định kháng thuốc bằng xét nghiệm đột biến kháng thuốc.

Dấu hiệu

Virus tấn công gan gây ra bệnh viêm gan A, B, C.
Bạn có thể bị viêm gan A do ăn thực phẩm hoặc uống nước bị ô nhiễm.
Viêm gan B thường lây qua đường tình dục hoặc có thể lây nhiễm qua sử dụng chung kim tiêm.

Viêm gan C xảy ra khi tiếp xúc với máu của người bệnh

Dấu hiệu của bệnh viêm gan có thể là một số triệu chứng giống như cúm: mệt mỏi, chán ăn, nôn mửa, sụt cân. Khi triệu chứng kéo dài dẫn đến chóng mặt, vấn đề lưu thông máu kém, nước tiểu sẫm màu.

Gan bị ảnh hưởng do rượu

Nếu bạn tiêu thụ quá nhiều rượu thì tốt nhất nên kiểm tra sức khỏe thường xuyên. Việc xét nghiệm máu sẽ cho biết gan đang bị phá hủy đến mức độ nào để ngăn chặn kịp thời.

Nếu lạm dụng rượu sẽ dẫn đến nhiều triệu chứng như lú lẫn, mơ hồ thậm chí nôn ra máu.

Bạn có thể mắc bệnh gan nhiễm mỡ

Bệnh này xảy ra khi chế độ ăn uống không lành mạnh dẫn đến quá nhiều chất béo trong gan. Dấu hiệu ban đầu thường là: khó chịu, đau phía dưới sương xườn tuy nhiên nhiều khi các triệu chứng không rõ ràng.

Nếu không điều trị sẽ dẫn đến xơ gan, đau tim hoặc đột quỵ.

Buồn nôn và chán ăn

Bạn cảm thấy buồn nôn sau bữa ăn hoặc mất cảm giác ngon miệng. Đây có thể là triệu chứng của bệnh khác nhưng có thể liên quan đến gan do việc điều tiết sản xuất mật của cơ thể.

Cảm thấy vô cùng mệt mỏi

Cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức thường là dấu hiệu của bệnh gan. Cơ thể không khỏe do gan không thể loại độc tố hiệu quả.

Cảm thấy bối rối và mất phương hướng

Một trong những chức năng quan trọng nhất của gan là loại bỏ độc tố ra khỏi máu. Cho nên, khi gan không hoạt động đúng thì các độc tố bị tồn đọng gây ra nhầm lẫn, mất phương hướng do ảnh hưởng trực tiếp đến não.

Có thể mắc bệnh xơ gan

Bệnh này xảy ra khi bạn mắc viêm gan C với các triệu chứng: chân, bàn chân sưng lên do lưu trữ chất lỏng, bàn tay và bàn chân ngứa cùng với vết bầm tím.

Có thể có u nang gan

Đây là một tình trạng rất nghiêm trọng. Không có dấu hiệu cảnh báo cho đến khi u nang phát triển lớn và gây đau đớn.

Vàng da

Vàng da là dấu hiệu phổ biến của bệnh gan. Kèm theo lòng trắng mắt chuyển sắc vàng.

Nước tiểu có màu sẫm hơn

Nước tiểu sẫm màu có thể là việc bạn đang uống thuốc hoặc cơ thể thiếu nước. Nhưng khi sắc nước tiểu đậm hơn bình thường, phân trắng thì đây là dấu hiệu của bệnh gan. Đây là dấu hiệu  cho thấy chức năng gan đã bị tổn thương nghiêm trọng.

Vậy làm sao để giữ cho gan khỏe mạnh?

Cách tốt nhất là có chế độ ăn uống, tập thể dục, ngủ đủ giấc. Ngoài ra, tránh lạm dụng rượu, cà phê và các loại ngũ cốc tinh chế. Thay vào đó hãy uống một ly nước chanh mỗi ngày để giúp loại bỏ độc tố. Ngoài ra, tăng cường tiêu thụ các loại rau xanh như cải, bina, quả óc chó, quả bơ... và uống nhiều nước.

 


Ý kiến bạn đọc