Cách đơn giản xử trí khi trẻ bị nghẹt mũi

06:48, 25/12/2015
|

(VnMedia) - Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh thường dễ mắc các bệnh về mũi do sức đề kháng kém. Do vậy, các bậc cha mẹ cần phải thực hiện ngay các biện pháp khắc phục tránh không để trẻ khó thở dẫn đến mệt mỏi, quấy khóc, ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.

Nguyên nhân khiến bé bị nghẹt mũi

- Nhiễm khuẩn: Đây là nguyên nhân thường gặp nhất gây ngạt mũi ở trẻ sơ sinh.

- Dị ứng: Đôi khi dị ứng cũng làm trẻ sơ sinh bị ngạt mũi. Nếu bé bị ngạt mũi do nhiễm khuẩn hay dị ứng thường bệnh chỉ kéo dài 2 - 3 ngày là khỏi.

- Trào ngược: Nếu bị ngạt mũi do trào ngược axit, viêm xoang hay nhiễm khuẩn thứ cấp khiến dịch mũi đổi màu bệnh có thể kéo dài đến 2 tuần, nếu không chữa trị đúng cách.

Ngạt mũi kéo dài sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của bé, vì vậy bạn nên đưa bé đi khám nếu ngạt mũi kéo dài.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Cách phòng chống ngạt mũi cho trẻ

- Đảm bảo môi trường trong nhà sạch sẽ, dù nhà bạn chật hay rộng, có nhiều cửa sổ hay không. Hãy luôn cố gắng giữ cho không khí trong phòng sạch thoáng, vệ sinh các chỗ khuất trong nhà thường xuyên để diệt nấm mốc. Nếu gia đình có sử dụng điều hòa nhiệt độ hay quạt sưởi, hãy vệ sinh định kì và để nhiệt độ phù hợp (27-28 độ C với máy lạnh, 20-25 độ C với quạt sưởi).

Khi đi ngủ, luôn cho con mặc trang phục rộng, thoáng bằng vải cotton, tuyệt đối không để con mặc áo ướt đi ngủ. Các em bé khi ngủ hay có “tật xấu” là đạp chăn; bạn có thể khắc phục bằng cách cho con dùng túi ngủ; mặc đồ ngủ kiểu pijama/đồ ngủ liền quần hoặc đeo thêm 1 tấm yếm vào cổ con khi ngủ.

PGS.TS. Nguyễn Thị Diệu Thúy, Phó trưởng khoa miễn dịch dị ứng, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, tình trạng trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi không phải là ít gặp, khi gặp phải tình trạng trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, các bà mẹ ai cũng lo lắng vì kèm theo đó là hiện tượng kém ăn, bỏ bú… Để điều trị cho trẻ sơ sinh nghẹt mũi cần thực hiện như sau:

Nhỏ mũi cho trẻ đúng cách

Bước 1: Đặt trẻ nằm ngửa nghiêng đầu nhẹ sang 1 bên. Đặt vòi phun chai nước muối biển vào sát vách lỗ mũi, chú ý không được dí sâu vào trong mũi bé.

Bước 2: Nhỏ nước muối sinh lý 0,9% hoặc nước muối biển pha loãng vào mũi khoảng 2 giọt, chú ý khi nhỏ không được đặt đầu ống nhỏ vào sâu mũi của bé.

Bước 3: Lặp lại động tác trên với đầu trẻ nghiêng về bên còn lại.

Bước 4: Sau đó khoảng từ 30 giây đến 1 phút khi nước muối sinh lý đã thấm vào làm loãng dịch mũi trong hốc mũi, dùng bóng hút hút  dịch mũi ra. Khi dùng bóng hút hút dịch một bên thì bóp xẹp bóng hút, đưa đầu hút vào trong cửa mũi tuyệt đối không được đưa sâu vào mũi trẻ, lấy tay bít mũi bên kia rồi đột ngột buông bóng phình ra.

Thực hiện việc nhỏ mũi và hút mũi cho trẻ ngày 4 lần đến khi bé không còn dấu hiệu nghẹt mũi nữa thì dừng.

Ngoài ra cũng cần tránh cho trẻ tiếp xúc với các chất gây kích thích như phấn hoa, khói thuốc lá...

Nếu chị đã làm theo cách trên mà trẻ vẫn không đỡ thì cần cho trẻ đi khám chuyên khoa Tai mũi họng để các thầy thuốc tư  vấn thêm về cách điều trị.

Thực hiện việc nhỏ mũi và hút mũi cho trẻ ngáy 4 lần đến khi bé không còn dấu hiệu nghẹt mũi nữa thì dừng.

Chăm sóc cho trẻ sơ sinh nghẹt mũi

Trẻ sơ sinh rất mẫn cảm với thời tiết đặc biệt nếu bé đã đang bị nghẹt mũi sổ mũi thì cần được quan tâm hơn hết, đầu tiên cần giữ ấm cho bé đặc biệt là các bộ phận ngực, cổ họng, và tay chân, không để quạt chiếu thẳng vào người bé tuy nhiên không nên quấn cho trẻ rất nhiều quần áo đến nỗi nóng và toát mồ hôi như vậy trẻ rất dễ bị cảm và viêm phổi. Chỉ cần cho trẻ mặc đủ ấm không quá nóng hay bị lạnh là được.

Bé mới sinh vì vậy nên đừng nghĩ con ốm mà không chịu tắm rửa đây là một quan niệm sai lầm khi trẻ đã đang nghẹt mũi khó thở mà lại không được vệ sinh thân thể thì các vi khuẩn virus có hại càng dễ tấn công trẻ vì vậy trong thời gian trẻ bị ốm không được kiêng tắm. Tuy nhiên việc tắm cho bé cũng cần phải thực hiện nghiêm ngặt là tắm cho trẻ trong phòng kín không được có gió lùa, tắm bằng nước ấm không được quá nóng hay quá lạnh, sau khi tắm xong phải lau người thật khô cho trẻ trước khi mặc quần áo.

Trẻ sơ sinh khi bị nghẹt mũi rất khó chịu vì vậy việc trẻ bú kém là rất bình thường, cần phải duy trì lượng sữa đủ cho bé bằng cách cho trẻ bú nhiều lần bất cứ khi nào trẻ muốn, trước khi cho trẻ bú  nên nhỏ mũi và hút mũi cho bé để mũi được thông thoáng và bú được nhiều hơn.

Ngoài ra chỉ được dùng thuốc kháng sinh và các loại thuốc nhỏ mũi khác khi được sự đồng ý của bác sĩ. Tuyệt đối không được dùng miệng hút mũi cho bé vì miệng người lớn chứa rất nhiều vi khuẩn rất dễ lây bệnh cho bé. Nếu tính trạng bệnh không tiến triển mà kéo dài thì chị nên đưa bé đi khám tại phòng khám chuyên khoa để được theo dõi và điều trị.


Ý kiến bạn đọc