Hàn Quốc bất ngờ tung "đòn trời giáng" vào Triều Tiên

13:56, 04/06/2015
|

(VnMedia) - Hôm qua (3/6), Hàn Quốc đã phóng thử thành công một quả tên lửa đạn đạo mới, có khả năng tấn công toàn bộ lãnh thổ của Triều Tiên. Thông tin trên vừa được văn phòng Tổng thống Hàn Quốc đưa ra cùng ngày.
 
Tổng thống Park Geun-hye khi đó đã có chuyến thăm hiếm hoi tới một căn cứ tên lửa nằm ở phía bờ tây của nước này để theo dõi vụ phóng thử quả tên lửa chỉ đường trên. Tên lửa này giữ vai trò chủ chốt trong chính sách quốc phòng của Hàn Quốc nhằm đối phó với các mối đe dọa tên lửa và hạt nhân từ Triều Tiên. Được biết, tên lửa này được phóng đi theo một thỏa thuận với Mỹ và có tầm phóng lên tới 800 km.
 

Ảnh minh họa

“Vụ thử chứng minh được khả năng tấn công mọi ngóc ngách trên lãnh thổ Triều Tiên của tên lửa đạn đạo cải tiến của Hàn Quốc với độ chính xác cao trong bối cảnh bị khiêu khích và tấn công bằng vũ trang”, Nhà Xanh – Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc cho biết trong một 
 
Tên lửa đạn đạo trên là tên lửa đầu tiên được Seoul phát triển sau khi ký kết hiệp ước với Mỹ hồi năm 2012 nhằm nâng gấp đôi bán kính tấn công cho các thế hệ tên lửa của Hàn Quốc để ngăn chặn khả năng tấn công của tên lửa Triều Tiên.
 
Trong khi đó, Bình Nhưỡng vẫn đang phát triển một số lượng lớn các loại tên lửa với tầm bắn đa dạng và được cho là sản xuất cả tên lửa đạn đạo liên lục địa tích hợp đầu đạn hạt nhân. Năm 2012, Triều Tiên đã phóng thử thành công tên lửa tầm xa lên quỹ đạo. Triều Tiên gọi đó là một phương tiện phục vụ cho ngành không gian vũ trụ nhưng cộng động quốc tế lại lên án, cho rằng hành động đó đã vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
 
Các thành tựu quân sự gần đây, đặc biệt là năng lực tên lửa hạt nhân của Triều Tiên đang là mối quan tâm và quan ngại hàng đầu của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là Hàn Quốc và đồng minh Mỹ.
 
Ngày 9/5, Triều Tiên tuyên bố nước này đã tiến hành phóng thử thành công một quả tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm. 
  
Vụ phóng thử trên được tiến hành sau khi Triều Tiên đưa ra lời đe dọa sẽ tiến hành các cuộc tấn công trực diện không báo trước nếu bất cứ tàu tuần tra hải quân nào của Hàn Quốc xâm phạm đường hải giới của Bình Nhưỡng.  

Đây được cho là giai đoạn đầu của việc phát triển Tên lửa Đạn đạo phóng từ tàu ngầm, hay phóng tên lửa đạn đạo từ dưới nước. Đây sẽ là mối đe dọa có thật về một cuộc tấn công hạt nhân nhằm vào Mỹ và Hàn Quốc trong tương lai.
 
Tên lửa đạn đạo phóng đi từ tàu ngầm nếu được phát triển hoàn thiện sẽ đồng nghĩa với việc một con tàu ngầm của Triều Tiên có thể sẽ bí ẩn đến vùng lãnh hải của Mỹ và phóng tên lửa tấn công các căn cứ quân sự lớn và vùng lục địa của Mỹ.

Theo đó, một quan chức quốc phòng giấu tên của Hàn Quốc cho biết, Triều Tiên có khả năng hoàn thiện một chiếc tàu ngầm tên lửa đạn đạo có thể vận hành một cách đầy đủ trong vòng 2-3 năm nữa. 
  
Ngoài ra, Bình Nhưỡng đã 5 lần tiến hành phóng thử tên lửa đạn đạo tầm xa, trong đó có cả các loại tên lửa đạn đạo liên lục địa, và lần gần đây nhất là vụ phóng tên lửa Unha-3 để đưa một vệ tinh lên quỹ đạo hồi tháng 12/2012.
 
Điều này cho thấy tên lửa tầm xa của Bình Nhưỡng có khả năng chạm tới phía tây của lục địa Mỹ.
  
Trong khi tên lửa đạn đạo liên lục địa có thể bị phát hiện trước khi được phóng đi bởi vệ tinh giám sát và máy bay cảnh báo sớm thì tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm lại rất khó bị phát hiện.
 
Cũng liên quan tới sức mạnh tên lửa của Triều Tiên, trước đó, một số chuyên gia hạt nhân Trung Quốc tiết lộ với tờ Wall Street Journal rằng , Triều Tiên có thể đã sở hữu đến 20 đầu đạn hạt nhân và có thể gấp đôi số lượng này vào năm sau. Trong khi đó, Mỹ  từng ước lượng Triều Tiên chỉ có từ 10 đến 16 đầu đạn hạt nhân.
 
Cùng với đó, người đứng đầu Trung tâm chỉ huy phía bắc và phòng thủ không gian Bắc Mỹ, Đô đốc William Gortney cho biết, quân đội Mỹ tin rằng Bình Nhưỡng có khả năng phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa gắn đầu đạn hạt nhân, từ một bệ phóng lưu động. Triều Tiên được cho là đã sở hữu được các đầu đạn hạt nhân có khả năng đe doạ các nước láng giềng trong khu vực
 
Hồi đầu năm 2015, Học viện Mỹ - Hàn thuộc Đại học John Hopkins từng đưa ra 3 tình huống có thể xảy ra với kho vũ khí hạt nhân của Triều Tiên và ước lượng quy mô của nó có thể mở rộng lên khoảng 20, 50 hoặc 100 đầu đạn trong vòng 5 năm tới.
 
Học viện này nhấn mạnh rằng Triều Tiên hiện đang có khoảng 1.000 tên lửa đạn đạo và một vài máy bay ném bom hạng nhẹ, điều có thể đe doạ đến các nước láng giềng như Hàn Quốc hay Nhật Bản, tuy nhiên, để trở thành một mối đe doạ với Mỹ thì Bình Nhưỡng cần thêm các công nghệ hiện đại và nâng cấp mới.
 
Triều Tiên đã tiến hành 3 vụ thử nghiệm hạt nhân kể từ năm 2006, trong đó lần gần nhất diễn ra vào tháng 2/2013. Nước này cũng từng cảnh báo rằng họ sẽ tiếp tục thử nghiệm vũ khí hạt nhân để đáp trả với nghị quyết của Liên Hợp Quốc về quyền con người ở Triều Tiên. 


Đan Khanh - (tổng hợp)

Ý kiến bạn đọc