MiG 35 - ‘độc cô cầu bại’ hay đại bàng giấy?

11:36, 02/10/2014
|

(VnMedia) - Vừa qua, có một số thông tin cho rằng, rất có thể Ai Cập sẽ là khách hàng đầu tiên mua máy bay MiG 35 của tập đoàn Mikoyan của Nga. Đằng sau câu chuyện mua bán và về chính loại chiến đấu cơ này có khá nhiều tranh cãi, VnMedia xin đưa ra một số phân tích để bạn đọc cùng tham khảo.

MiG 35 được Phương Tây và NATO đặt dưới cái tên Fulcrum nghĩa là ‘Điểm tựa’ hay còn gọi là ‘Kẻ uy lực đầy ảnh hưởng’. Đây là chiến đấu cơ thế hệ 4 hiện đại nhất của tập đoàn Mikoyan. Về cơ bản, các chuyên gia trên thế giới cho rằng MiG-35 được phát triển nâng cấp từ tiêm kích MiG-29 Fulcrum và được giới thiệu lần đầu tại triển lãm hàng không tại Ấn độ Aero India năm 2007.

Ảnh minh họa 

Hiện nay có 3 luồng đánh giá về loại phương tiện đánh chặn trên không này:

Mặc dù là máy bay thế hệ thứ 4 nhưng Mig 35 lại có khả năng đối đầu hoàn hảo trên cả mong đợi đối với các đối thủ thế hệ thứ 5 của NATO. Trong nhiều triển lãm hàng không, các chuyên gia đánh giá F – 35 (là máy bay thế hệ thứ 5) của Mỹ cũng không phải là đối thủ của MiG 35!

Dù là máy bay đánh chặn, nhưng Mig 35 có những sự linh hoạt đến mức các đại gia chế tạo của hàng không châu Âu và Mỹ cho rằng nó giống như vật thể bay không xác định UFO và có những khả năng không thể tưởng tượng nổi:Lật nghiêng, cuộn tròn và xoắn ốc theo các hướng, quay 360 độ mà không cần giảm tốc độ….

Ngoài ra, MiG 35 có một loạt những ưu điểm vô cùng ghê gớm khác: Động cơ linh hoạt, điều chỉnh linh động 4 hướng (ống phụt điều khiển hướng bay) ; hoạt động lâu, không cần tiếp nhiên liệu trong mọi điều kiện thời tiết bất kể đêm ngày….Thậm chí, có nhiều tài liệu còn cho rằng loại vũ khí này sẽ không bao giờ chết!

Tuy nhiên, một điều khá kỳ lạ là các chuyên gia đánh giá cao MiG 35 lại là các chuyên gia Phương Tây, Mỹ và chính nhà sản xuất. Còn ‘đồng minh’ Ấn Độ và chính Không quân Nga lại không hoàn toàn nhất trí như vậy. Thậm chí họ cho rằng, mọi thứ ưu điểm đều trên giấy tờ, cần nghiên cứu và xem xét kỹ. Phải chăng các chuyên gia Phương Tây và Mỹ cứ cố tình tung hỏa mù về phương tiện bay đang gây tranh cãi này.

Luồng đánh giá thứ hai từ các chuyên gia Ấn Độ cho rằng Mig 35 có đến 14 nhược điểm, cần phải nghiên cứu kỹ vì khi ‘nâng cấp’ từ Mig 29, Mig 35 cũng chỉ là máy bay thế hệ 4, khả năng tàng hình kém và sẽ sớm lỗi thời. Được xây dựng để hướng đến các khách hàng “thu nhập thấp” nên mọi thứ của MiG 35 chỉ là nâng cấp hết mức, vòng đời tới hạn, không có tương lai…

Không đồng tình với quan điểm này, các chuyên gia của Mikoyan cho rằng, MiG 35 là một sự phát triển mới, nhiều thông số kỹ thuật còn cao hơn cả SU 35 cho dù MiG 35 là dùng để đánh chặn, còn SU 35 là tiêm kích đa năng. Cũng có thể chỉ vì cái tên Fulcrum đã được đặt cho MiG 29 và nó vẫn được dùng cho MiG 35 nên ai ai cũng đeo lên mình MiG 35 cái danh: Bản nâng cấp.

Thông thường thì chỉ có thế hệ máy bay thứ 4, cùng lắm là 4+ rồi lên thế hệ 5, nhưng riêng MiG 35 được đặt thêm một dấu + nữa, thế hệ máy bay 4++, không được lên 5 vì được cho là nâng cấp, nhưng cũng chẳng còn tí nào la 4 cả. Thế hệ máy bay chiến đấu 4 không có khả năng tàng hình, nhưng rõ ràng, MiG 35 tàng hình được mà không được ưu ái lên đời!

Các khách hàng đáng được mong đợi nhất và triển vọng nhất gồm Không quân Ấn Độ và Không quân Nga lại đang rất do dự và nghi ngại về ‘ông tướng’ MiG 35, nhiều khách hàng sau khi mua MiG 29 còn cho rằng họ phải đánh vật với ‘Điểm tựa uy lực' này.

Bên cạnh một bên hết lời ca tụng, một bên lại dìm hàng xuống đáy, luồng đánh giá thứ 3 có vẻ trung lập nhất cho rằng: Với giá cơ sở để tham khảo chỉ khoảng 40 triệu USD/chiếc, trong khi giá SU 35 lên tới 80 triệu USD và F 35 của Mỹ có giá tận 180 triệu USD thì với những ưu điểm (kể cả trên giấy tờ) của MiG 35, đây vẫn là một sự lựa chọn không hề tồi cho bất cứ một không lực quốc gia nào.

Đằng sau câu chuyện MiG 35 và các khách hàng tiềm còn rất nhiều vấn đề đồn thổi chưa ngã ngũ như: Với Không quân Nga thì 'rập rình' đến 2016, với các khách hàng Trung Đông thì cũng chưa đâu vào đâu, với Ấn Độ thì đã trượt thầu, với giới truyền thông quân sự thì tranh cãi…Thậm chí còn có ý kiến nêu lên về sự tồn vong của tập đoàn sản xuất máy bay MiG này phụ thuộc hết vào con bài MiG 35. Có lẽ, phải chờ đến lúc MiG 35 thực sự tung cánh khi không chiến thì mọi việc mới có thể sáng tỏ.

Một số thông số kỹ thuật tham khảo về MiG 35

Đặc điểm

Phi đoàn: 1 (hoặc 2 với phiên bản MiG-35D)

Chiều dài: 19 m (62 ft 4 in)

Sải cánh: 15 m (89 ft 6 in)

Chiều cao: 4.50 m (49 ft 3 in)

Diện tích cánh: 38 m² (409 ft²)

Trọng lượng rỗng: 15.000 kg (33.069 lb)

Trọng lượng cất cánh: 20.000 kg (44.092 lb)

Trọng lượng cất cánh tối đa: 34.500 kg (76.059 lb)

Động cơ: 2x động cơ phản lực Klimov RD-33MK OVT "Morskaya Osa", lực đẩy 18.285 lbf (8.300 kg) mỗi chiếc

Hiệu suất bay

Vận tốc tối đa: 2.750 km/h (1.720 mph), Mach 2.6

Phạm vi hoạt động: 2.000 km (1.250 miles) hoặc 3.100 km (1,930 miles) với 3 thùng dầu phụ.

Trần bay: 62.000 ft (18.900 m)

Tốc độ lên cao: 60.000 ft/min (~300 m/s)

Vũ khí

Súng chính: 1 pháo 30 mm GSH-30-1 với 150 viên đạn.

Giá treo vũ khí: 9 giá treo vũ khí (8 dưới cánh và 1 dưới bụng) với tổng trọng lượng 6.500 kg.

Tên lửa Không-đối-không: 4 AA-10 Alamo (R-27R, R-27T, R-27ER, R-27ET), hoặc 4 AA-8 Aphid (R-60M), hoặc 8 AA-11 Archer (R-73E, R-73M, R-74M), hoặc 8 AA-12 Adder (R-77)

Tên lửa Không-đối-hải: 4 AS-17 Krypton (Kh-31A, Kh-31P) hoặc 4 AS-14 Kedge (Kh-29T, Kh-29L)

Tên lửa Không-đối-địa: các loại tên lửa S-8, S-13, S-24, S-25L, S-250 không điều khiển và dẫn đường bằng laser.

Hệ thống điện tử

Radar Zhuk AE Phazotron N-109


Hoàng Minh

Ý kiến bạn đọc