Những CEO phản đối lệnh cấm nhập cư của ông Trump

11:09, 30/01/2017
|

Lệnh cấm người tị nạn và nhập cư  từ 7 quốc gia của ông Trump đã tạo nên làng sóng phản ứng mạnh mẽ từ người dân và hàng loạt các CEO của những hãng công nghệ lớn. Mỗi CEO lại có phản ứng khác nhau, có người thẳng thừng chống lại, có người biểu hiện ý ôn hòa còn có người chỉ đánh tiếng không đồng tình.

Phản ứng mạnh

CEO Box. Aaron Levie đã bày tỏ trên Twitter của mình rằng xét trên cả phương diện đạo đức, nhân đạo, kinh tế, luân lý,… thì lệnh cấm này là sai và hoàn toàn mâu thuẫn với những nguyên tắc của nước Mỹ.

CEO Aaron Levie của Box
CEO Aaron Levie của Box

CEO Lyft Logan Green phát biểu: “Trong suốt lịch sử, Lyft đã làm việc không mệt mỏi nhằm tạo nên một cộng đồng đa dạng, phong phú và tận tâm, nơi mà tất cả những tài xế và hành khách đều cảm thấy được chào đón và tôn trọng. Lệnh cấm người đến từ những vùng lãnh thổ nào đó vào nước Mỹ là đi ngược lại với cả Lyft lẫn giá trị cốt lõi của nước Mỹ.”

CEO Netflix Reed Hastings lên án chính sách của Trump, gọi đây là “một tuần rất buồn” và “chính sách của ông Trump đã làm tổn thương nhiều nhân viên của Netflix trên khắp thế giới, và cả những người khác không thuộc Mỹ cũng cảm nhận được nỗi đau này. Tệ hơn nữa, các hành động này sẽ biến nước Mỹ trở nên kém an toàn hơn (bởi sự thù hận và mất đi đồng minh) hơn là an toàn hơn.”

CEO Salesforce Mark Benioff đăng một vài viết lên Twitter kêu gọi chấm dứt lệnh cấm. Ông còn đính kèm cả những bài đăng của những người khác có ý kiến không đồng tình với lệnh cấm.

Thành viên hội đồng quản trị Bret Taylor đăng một Twitter với nội dung rằng “Thật đáng hổ thẹn. Các sinh viên không thể trở lại trường. Những công dân vĩnh viễn bị chia cắt với gia đình. Chúng ta không thể tệ như thế này.”

Slack: CEO Stewart Butterfield đăng tải một bài viết trên Twitter về lệnh cấm: “Gần như bất kỳ hành động nào cũng đều xấu xa.” Trong bài viết, Butterfield diễn tả lại làm thế nào ông bà của ông đã tìm thấy nơi ẩn náo ở mỹ và ông cho rằng: “Tất cả chúng ta đều là anh chị em."

CEO Uber Travis Kalanick cho rằng “Lệnh cấm này sẽ ảnh hưởng tới những người dân vô tội, một vấn đề mà tôi sẽ đề cập vào thứ 6 tới khi tới Wasshington để dự cuộc họp đầu tiên của Trump với các lãnh đạo kinh doanh.” Đồng thời Uber cam kết sẽ bồi thường cho các tài xế đang bị mắc kẹt ở nước ngoài do lệnh cấm của Trump.

Y Combinator. Sam Altman, chủ tịch quỹ đầu tư uy tín khác tại thung lũng Sillicon, bao gồm cả Airbnb, Dropbox, Stripe và nhiều công ty khác cho rằng: “Đã tới lúc phải đứng dậy. Chính quyền này đã thể hiện rằng họ không tôn trọng điều tu chính đầu tiên của Hiến Pháp Mỹ mà chỉ quan tâm tới những hành động chống nhập cư khác. Vì vậy chúng ta phải phản đối, hoặc sự im lặng của chúng ta sẽ đồng nghĩa với thông điệp rằng họ có thể lấy đi quyền của chúng ta.”

CEO Airbnb Brian Chesky - chủ công ty cung cấp dịch vụ chia sẻ nhà ở, phản đối lại lệnh cấm nhập cư, kêu gọi công ty của ông “đứng về phía những người bị ảnh hưởng”, đồng thời ông đi một bước táo bạo hơn, cung cấp nhà ở miễn phí cho bất kỳ ai không được phép ở Mỹ,

Phản ứng vừa vừa

Danh sách này gồm có Apple, Google, Mozilla, Twitter, Tesla. Họ chọn cách diễn đạt ý kiến riêng của mình nhẹ nhàn hơn song về cơ bản là vẫn tỏ ý phản đối lệnh cấm.

Apple. CEO Tim Cook cho rằng sắc lệnh của Trump là “không phải chính sách của chúng tôi”. Trong một bản thông báo gởi tới các nhân viên, Tim cho biết Apple sẽ tới Nhà Trắng để phản đối lệnh cấm nhập cư này.

CEO Sundar Pichai của Google thì cho biết: “Chúng tôi đặc biệt quan tâm về tác động của lệnh cấm này và bất kỳ đề xuất nào khác tạo nên sự áp đặt, hạn chế quyền đối với nhân viên của Google cũng như gia đình họ, hoặc tạo ra rào cản không cho những tài năng tuyệt vời đến Mỹ.”

CEO Sundar Pichai của Google
CEO Sundar Pichai của Google

Mozilla. CEO Chris Beard cho rằng: “Đây là một tiền lệ xấu, bỏ mặc lịch sử và gần như chỉ có hại mà không có lợi.”

CEO Elon Musk của Tesla cũng bày tỏ ý chống lại lệnh cấm: “Nhiều người đã chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi chính sách này lại là những người ủng hộ Mỹ một cách mạnh mẽ. Họ đã làm đúng, không có gì sai và không đáng để bị chối bỏ khỏi Mỹ.”

Đại diện mạng xã hội Twitter - CEO Jack Dorsey gọi lệnh cấm này tạo nên những “tác động thật và đáng thất vọng.”

Phản ứng yếu

CEO Mark Zuckerberg cho biết anh cảm thấy quan ngại về lệnh cấm nhập cư của Trump, đồng thời góp ý rằng Trump nên “làm gì đó” để những người nhập cư không giấy tờ có thể trở vào quốc gia. Mark cho rằng: “Chúng ta cũng nên giữ cánh cửa mở cho những người tị nạn và những người cần được giúp đỡ.”

Microsoft không bày tỏ sự quan ngại nhưng cho biết sẽ hỗ trợ cho những nhân viên bị ảnh hưởng. “Chúng tôi chia sẻ mối quan tâm về tác động của lệnh cấm nhập cư đối với nhân viên của chúng tôi đến từ các quốc gia bị ảnh hưởng, tất cả đều đã ở Mỹ một cách hợp pháp và chúng tôi đang tích cực làm việc để cung cấp tư vấn pháp lý và hỗ trợ họ."

CEO Satya Nadella của Microsoft
CEO Satya Nadella của Microsoft

Phó giám đốc bộ phận nhân lực Beth Galetti cho biết: “Ngay từ đầu Amazon đã cam kết sự bình đẳng, khoan dung và rộng mở đón nhận ọi người và chúng tôi sẽ luôn như thế. Trong quá trình phát triển công ty, chúng tôi đã chăm chỉ làm việc và thu hút những tài năng từ khắp nơi trên thế giới, và chúng tôi tin rằng đây là một trong những điều đã làm nên sự lớn mạnh của Amazon - một lực lượng lao động đa dạng sẽ giúp chúng tôi xây dựng sản phẩm tốt hơn cho khách hàng.”

Intel cũng cho biết sẽ hỗ trợ cho tất cả các nhân viên của mình chịu ảnh hưởng từ lệnh cấm của ông Trump và nhấn mạnh rằng tất cả đều tuân thủ luật pháp của Mỹ.

HV (Tổng hợp​)


Ý kiến bạn đọc